Thứ 6 - 26/02/2016
Màu đỏ Màu xanh nước biển Màu vàng Màu xanh lá cây
Hiểm họa từ những cái giếng hoang

Giếng khơi là hình ảnh rất đỗi gần gũi đối với mọi người dân vùng nông thôn, nó đóng vai trò rất quan trọng trong đời sống sinh hoạt và trong sản xuất,…Thế nhưng, khi xã hội phát triển, việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng tăng nhanh, nhu cầu sử dụng nguồn nước ngày càng nhiều, mạch nước ngầm trở nên khán hiếm. Vì thế những giếng khơi đã được thay thế dần bởi giếng khoan sâu hơn. Từ ấy, giếng khơi dần bị bỏng hoang, trở thành những hố sâu nguy hiểm cho người hoặc thú vật khi chẳng may sẩy chân vào đó.

người phụ nữ tại huyện cẩm mỹ may mắn thoát chết khi rơi chơi xuống miệng giếng tử thần (1).jpg

Điển hình như vụ tai nạn ngã giếng xảy tại huyện Cẩm Mỹ vào cuối năm 2022 vừa qua. Cụ thể vào trưa ngày 30/12, bà Đặng Thị Kim Dung ,57 tuổi, xã Bảo Bình, huyện Cẩm Mỹ, đi ra vườn thì không may bị rơi xuống giếng lâu ngày không sử dụng. Nhận được tin báo, Cảnh sát cứu hộ cứu nạn huyện Cẩm Mỹ và TP. Long Khánh đã nhanh chóng có mặt tại hiện trường. Do giếng sâu, miệng giếng hẹp, bỏ hoang lâu ngày, có nhiều khí độc nên lực lượng chức năng đã phải rất vất vả trong quá trình ứng cứu, nhiều lực lượng, thiết bị, phương tiện đã được điều động, một chiến sĩ cảnh sát phải đu xuống, hỗ trợ đeo dây cho nạn nhân rồi ra hiệu cho nhóm phía trên dùng ròng rọc trên xe kéo lên, nhờ được phát hiện và giải cứu kịp thời nên bà dung đã may mắn thoát chết. Một vụ tai nạn ngã giếng khác xảy ra vào đầu năm 2023 tại xã Ea Tiêu, huyện Cư Kuin, tỉnh Đắc Lắc khiến một cháu bé 4 tuổi tử vong. Được biết, trong lúc mải làm vườn, bà ngoại bé Y Khiêu sơ ý để cháu chơi một mình. Một lúc sau, do không thấy cháu đâu nên bà hốt hoảng đi tìm. Lúc đó mới phát hiện dép và áo khoác của cháu đã nằm trong lòng giếng. Ngay khi nhận được tin báo, chính quyền xã Ea Tiêu và lực lượng cứu nạn đến hiện trường giải cứu nhưng may mắn không xảy ra, cháu bé xấu số đã tử vong.

cán bộ huyện xuân lộc vận động người dân rào chắn an toàn cho miệng giếng (1).jpg

Thượng tá Nguyễn Thành Lợi-Phó trưởng công an huyện Xuân Lộc: Giếng hoang cỏ mọc um tùm, người qua lại không phát hiện nên lọt xuống đó là không thể leo lên được. Xuân Lộc cũng đã xảy ra trường hợp chết người khi lọt chân xuống giếng. Thế nhưng theo phong tục tập quán, quan niệm tâm linh của người Việt khi đã là đào giếng thì không được lấp lại. Điều này vô cùng nguy hiểm. Cho nên rất lưu ý bà con nhân dân, nếu không lấp giếng hoang thì phải đổ đan bê tông, cắm cờ xung quanh hoặc rào chắn lại cho an toàn.

Tại những vùng nông thôn, vào những năm thập niên 80,90, trung bình mỗi gia đình đều có từ 1 đến 2 giếng đào thậm chỉ đến 3 cái để phục vụ nước sinh hoạt và sn3 xuất. Hiện nay, do mạch nước ngầm khan hiếm, người dân chuyển qua dùng giếng khoan nên rất nhiều giếng đã bị bỏ hoang. Có nhiều gia đình làm nơi đổ rác thải, một trong những tác nhân  gây ô nhiễm nguồn nước ngầm; thông thường, giếng đáp có độ sâu trung bình từ 8-12 mét, thậm chí đến 15 m, bên dưới nhiều khí độc, rất nguy hiểm khi chẳng may người và súc vật lọt chân rơi xuống đó.  Nhằm đảm bảo an toàn cho người và gia súc, hội nông dân huyện Xuân Lộc đang tích cực vận động người dân tiến hành lấp bỏ những giếng hoang không sử dụng hoặc đổ đan bên tông, làm hàng rào bảo vệ xung quanh. Phong trào này đang được phát động rộng rãi đến toàn thể hội viên thực hiện. Ông Nguyễn Thanh Minh, phó chủ tịch hội nông dân huyện Xuân Lộc cho biết, trong thời gian qua, việc rào chắn giếng hoang đã được các cấp hội quan tâm, triển khai rộng khắp đến các hội viên nông dân và người dân. Phần lớn đã được người dân quan tâm và thực hiện. Trong thời gian tới hội sẽ tiếp tục rà soát để yêu cầu hội viên chấp hành nghiêm tục nhằm đảm bảo an toàn.

Anh Nguyễn An Thanh Bình-ấp Suối Đục, xã Xuân Tâm, huyện Xuân Lộc cho biết: Trong trong vùng này nhà nào cũng có giếng. Khi xưa, công đào một cái giếng có thể giá trị bằng một vài con trâu. Thế nhưng, những năm trở lại đây, nguồn nước ngầm cạn kiệt, nhiều giếng đào không còn sử dụng nữa nên bị bỏ hoang, cỏ mọc um tùm, nguy hiểm cho người dân, gia súc qua lại, đặc biệt là trẻ nhỏ. Được sự vận động của hội nông dân huyện gia đình tôi cũng đã rào chắn lại 2 cái giếng đào cho an toàn,…

Để tránh những tai nạn đáng tiếc có thể xảy do ngã xuống giếng, rất mong chính quyền địa phương và người dân tích cực thực hiện các biện pháp đảm bảo an toàn một cách quyết liệt và triệt để.


Hải Đình

Các tin khác

    There are no items to show in this view.

Liên kết webiste

Thăm dò ý kiến

Đánh giá về trang thông tin điện tử UBND huyện Xuân Lộc

 

Số lượt truy cập

Trong ngày:
Tất cả:
Chung nhan Tin Nhiem Mang

ỦY BAN NHÂN DÂN HUYỆN XUÂN LỘC

Chịu trách nhiệm nội dung: Bà Huỳnh Thị Lành-Phó Chủ tịch
Địa chỉ: số 267 - Đường Hùng Vương - Khu 1 - Thị trấn Gia Ray - Huyện Xuân Lộc - Tỉ​nh Đồng Nai 

ĐT: 02513.871113 - Fax: 02513.871286 
Website:http://xuanloc.dongnai.gov.vn         
Email: ubnd-xl@dongnai.gov.vn​