Thứ 6 - 26/02/2016
Màu đỏ Màu xanh nước biển Màu vàng Màu xanh lá cây
Hướng dẫn biện pháp bảo vệ cây trồng vụ Mùa năm 2023

​Căn cứ kế hoạch sản xuất, tình hình sinh vật hại cây trồng, diễn biến tình hình sâu bệnh vụ Mùa các năm trước và vụ Hè Thu năm 2023 tại địa phương. Đầu vụ Mùa thời tiết thường có diễn biến thất thường, có mưa nhiều liên tục, có những cơn mưa to kèm gió lớn có thể gây ngập lụt cục bộ, ảnh hưởng tới sinh trưởng và phát triển của một số cây trồng ngắn ngày như cây lúa, bắp… và gây đổ ngã đối với một số cây công nghiệp và cây ăn quả.

Để thực hiện tốt kế hoạch gieo trồng và chủ động bảo vệ cây trồng ngay từ đầu vụ; Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện Xuân Lộc hướng dẫn thực hiện một số giải pháp sau:

Dự báo tình hình sinh vật gây hại vụ mùa:

Ốc bươu vàng là đối tượng thường xuyên phát sinh gây hại mạnh trong
tháng 8 trên lúa vụ Mùa 2023, cần có biện pháp phòng trừ ngay trước
khi gieo sạ. Lúa ở giai đoạn đẻ nhánh - đòng trổ cần lưu ý bệnh đạo ôn hại lá và đạo ôn cổ bông trên những trà lúa sạ dày, bón thừa phân đạm.

Các đối tượng sinh vật gây hại như: sâu keo mùa thu, bệnh gỉ sắt, đốm vằn, đốm nâu, thối thân, đốm lá vi khuẩn, bệnh mốc sương,... có khả năng xuất hiện và gây hại nặng trên cây bắp.

Đặc biệt trên cây mì, vi rút gây bệnh khảm lá đã tồn tại trong giống và đất, nên có khả năng gây hại nặng trên các diện tích mì vụ mùa, vào cuối vụ rệp sáp bột hồng, nhện đỏ có thể xuất hiện và gây hại nặng.

Đối với cây lâu năm thường xuyên xuất hiện và gây hại như: rầy phấn - rầy xanh, bệnh mốc hồng, bệnh thối gốc chảy nhựa, bệnh cháy lá, thán thư…trong mùa mưa cần chú ý bệnh loét, ghẻ, bệnh chảy mủ thân cành và đối tượng ốc gây hại trên vườn; các đối tượng bọ xít muỗi, mốc hồng, bệnh thối rễ,...

Giải pháp bảo vệ cây trồng:

Thực hiện tốt khâu vệ sinh đồng ruộng sau thu hoạch vụ Hè Thu, cày xới, bón vôi, bón phân hữu cơ hoai mục có bổ sung nấm đối kháng như nấm Trchichoderma; sử dụng phân hữu cơ vi sinh; tiến hành luân canh, đổi giống, làm đất, lên liếp thoát nước, kiểm soát sâu bệnh tốt, ưu tiên sử dụng thuốc trừ sâu bệnh sinh học để phòng trừ.

Đối với các cây lâu năm, cần thăm đồng thường xuyên, đồng thời làm tốt công tác vệ sinh vườn: làm cỏ, thu gom tiêu hủy tàn dư thực vật, tỉa cành tạo tán, bón phân. Phát hiện sâu bệnh sớm để có biện pháp xử lý kịp thời.

Điều tiết nước tưới từ các công trình thủy lợi:

Để bảo đảm sự an toàn cho các công trình trong mùa mưa lũ. Các đập công trình thủy lợi vận hành theo quy trình vận hành được duyệt, vận hành phục vụ sản xuất theo nhu cầu thực tế tại các cánh đồng, thực hiện việc mở, đóng cửa các đập để bảo đảm tiêu thoát lũ, phát quang khơi thông kênh mương để chống ngập úng trong mùa mưa lũ.

Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện sẽ phối hợp với UBND các xã, Hội Nông dân các xã thực hiện công tác dự tính, dự báo kịp thời diễn biến sâu bệnh trong vụ Mùa 2023 và đề xuất giải pháp phòng trừ trên địa bàn vào từng thời điểm cụ thể. Tổ chức tập huấn hướng dẫn biện pháp phòng trừ dịch hại tổng hợp trên cây trồng vụ Mùa cho nông dân. Thường xuyên điều tra tình hình sinh vật hại trên đồng ruộng, tránh để dịch hại bùng phát trên địa bàn./.


Trần Thủy

Các tin khác

    There are no items to show in this view.

Liên kết webiste

Thăm dò ý kiến

Đánh giá về trang thông tin điện tử UBND huyện Xuân Lộc

 

Số lượt truy cập

Trong ngày:
Tất cả:
Chung nhan Tin Nhiem Mang

ỦY BAN NHÂN DÂN HUYỆN XUÂN LỘC

Chịu trách nhiệm nội dung: Bà Huỳnh Thị Lành-Phó Chủ tịch
Địa chỉ: số 267 - Đường Hùng Vương - Khu 1 - Thị trấn Gia Ray - Huyện Xuân Lộc - Tỉ​nh Đồng Nai 

ĐT: 02513.871113 - Fax: 02513.871286 
Website:http://xuanloc.dongnai.gov.vn         
Email: ubnd-xl@dongnai.gov.vn​