Thông tin từ Ban Chỉ đạo 389/ĐP huyện Xuân Lộc cho biết: Tình hình buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả trên thị trường 9 tháng đầu năm 2024 trên địa bàn huyện Xuân Lộc được kiểm soát chặt chẽ với sự vào cuộc đồng bộ của các ngành chức năng huyện nên không xảy ra các vụ việc lớn, chỉ phát hiện và xử lý các vụ việc nhỏ lẻ, giá trị thấp, ít ảnh hưởng tình hình phát triển chung của huyện.
Đội Quản lý thị trường – Cơ quan thường trực cho hay: Bên cạnh các loại hàng hóa có thương hiệu, đạt chất lượng thì vẫn còn tiểm ẩn những hàng hóa kém chất lượng, không rõ nguồn gốc xuất xứ, không đảm bảo chất lượng; những loại hàng này thường có giá rẻ và do một số Hộ kinh doanh vì thị hiếu của người tiêu dùng nên đã trà trộn để bán lẫn với những mặt hàng khác. Nạn hàng giả, hàng kém chất lượng, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ là một trong những vấn đề đáng quan tâm hiện nay, hệ lụy tiêu cực mà nó mang lại cho xã hội là không nhỏ như ảnh hưởng đến sức khỏe, tài chính của người tiêu dùng, làm suy giảm niềm tin của người tiêu dùng đến tính minh bạch của thị trường hàng hóa, làm giảm uy tín của các nhà sản xuất, kinh doanh chân chính.
Mặc khác, do tuyến đường cao tốc đã được đưa vào sử dụng nên đường Quốc lộ 1 đi qua địa bàn huyện nên các phương tiện ít lưu thông, ảnh hưởng đến việc kinh doanh mua bán truyền thống. Trong những năm gần đây, thị trường thương mại điện tử(TMĐT) ngày càng phát triển và hiện đã trở thành phương thức kinh doanh phổ biến được người dân biết đến với sự đa dạng về mô hình hoạt động, đối tượng tham gia, quy trình hoạt động và chuỗi cung ứng hàng hóa, dịch vụ với sự hỗ trợ của Internet và ứng dụng công nghệ hiện đại phổ biến là điện thoại thông minh đã đưa TMĐT trở thành kênh mua sắm tiện lợi, hữu ích, dẫn đến việc kinh doanh truyền thống không còn phổ biến như trước.
Tuy nhiên, ngoài sự tiện lợi, việc mua bán, kinh doanh trên môi trường TMĐT củng có những hạn chế như hành vi lừa đảo, bán đồ trái phép, hàng hóa không đảm bảo chất lượng, không rõ nguồn gốc xuất xứ; sử dụng những hình ảnh bắt mắt, có thể là hình ảnh của hàng thật, hàng chính hãng để rao bán, quảng cáo với giá rẻ hơn nhiều so với các cửa hàng kinh doanh cố định, khi khách hàng hỏi mua thì thường chỉ nhận nhắn tin riêng và giao hàng thông qua dịch vụ chuyển phát nhanh… trên các trang thương mại điện tử, tạo tâm lý bất an cho người tiêu dùng và nguy cơ thu thập thông tin trái phép trên mạng rất dễ xãy ra.
Đối với việc bán hàng online, các đối tượng thường sử dụng các ứng dụng như: Facebook, Zalo… dùng tài khoản ảo hoặc thuê tài khoản của người khác để livestream bán hàng, gây khó khăn cho lực lượng chức năng trong việc xác định đối tượng vi phạm; không cung cấp địa chỉ để người mua đến nhận hàng, xem hàng trực tiếp nhằm che giấu địa điểm bán hàng; thường xuyên thay đổi địa điểm kho hàng hoặc thuê những vị trí ở vùng sâu, vùng xa, nơi ít dân cư để trốn tránh sự kiểm tra, giám sát của lực lượng chức năng; chủ yếu bán hàng tại nhà riêng, không có biển hiệu cơ sở kinh doanh, gây khó khăn cho các cơ quan chức năng trong việc chủ động kiểm tra, xử lý…
Để hạn chế các vấn nạn tren, thời gian qua các thành viên của Ban Chỉ đạo 389/ĐP huyện Xuân Lộc, UBND các xã, thị trấn đã tăng cường phát hiện ngăn chặn và xử lý nhiều vụ việc trong lĩnh vực buôn lậu, hàng giả. Ban chỉ đạo 389/ĐP đã chỉ đạo các cơ quan ban ngành là thành viên BCĐ 389 huyện nắm chắc địa bàn, lĩnh vực quản lý để từ đó chủ động xây dựng các kế hoạch, phương án kiểm tra có trọng tâm trọng điểm nhằm đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả, hàng kém chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm và các hành vi kinh doanh trái phép khác. Đặc biệt là quyết liệt đấu tranh các tổ chức, cá nhân hoạt động vận chuyển, tàng trữ, kinh doanh hàng giả, hàng kém chất lượng, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ, hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ. Qua kiểm tra 263 vụ cơ đến170 vụ vi phạm, đã xử lý hành chính 168 vụ, thu phạt trên 1tỷ 765 triệu đồng và truy thu số tiền gần 3 tỷ đồng
Dự báo, trong 3 tháng cuối năm 2024 tình hình buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả trên địa bàn huyện vẫn tiềm ẩn diến biến phức tạp. Các hành vi vi phạm về kinh doanh hàng nhập lậu, gian lận thương mại và hàng giả tiếp tục diễn ra phức tạp và khó kiểm soát. Các đối tượng lợi dụng bán hàng qua facebook, tiktok,… để kinh doanh các mặt hàng kém chất lượng, hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc ngày càng nhiều, nhất là các mặt hàng thực phẩm ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của người tiêu dùng. Ban chỉ đạo sẽ phân công theo dõi tình hình thị trường, giá các mặt hàng thiết yếu, tăng cường lực lượng kiểm tra, xử lý vi phạm về đầu cơ, găm hàng, định giá bất hợp lý đối với mặt hàng gạo; Kiểm tra, xử lý vi phạm chất lượng xăng dầu; giám sát tình hình giá cả và hạn sử dụng các mặt hàng thực phẩm phục vụ Tết Nguyên đán 2025, đồng thới tiếp tục giám sát, kiểm tra, phát hiện và xử lý vi phạm đối với các hành vi vi phạm lĩnh vực thương mại điện tử, buôn bán thuốc lá, thuốc lá điện tử, ô tô điện nhập lậu; mặt hàng thuốc lá, mỹ phẩm, thực phẩm chức năng, thuốc đông y, đường cát, thực phẩm chay, hóa chất, thiết bị phòng cháy chữa cháy, quần áo rằn ri,… các mặt hàng vật tư nông nghiệp như phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, thuốc thú y, chế phẩm diệt côn trùng trong nông nghiệp; kinh doanh gia cầm, sản phẩm gia cầm; thức ăn chăn nuôi,…