Thứ 6 - 26/02/2016
Màu đỏ Màu xanh nước biển Màu vàng Màu xanh lá cây
Xuân Lộc: “Cuộc hành trình đi đến nông thôn mới kiểu mẫu"

Bước qua lửa khói chiến tranh, Xuân Lộc từ một vùng đất nghèo nàn, lạc hậu về mọi mặt.Nhưng bằng bản lĩnh, trí tuệ và tinh thần đoàn kếtvượt khó của các thế hệ cán bộ, mọi tầng lớp nhân dân. Sau 49 năm giải phóng, 33 năm xây dựng và phát triển, đến nay Xuân Lộc đã hoàn toàn thay da, đổi thịt, vươn lên phát triển mạnh mẽvề mọi mặt và trở thành những cánh chim đầu đàn trong xây dựng nông thôn mới của tỉnh Đồng Nai nói riêng và cả nước nói chung.

nong thon moi kieu mau.Still010.jpg

Trước khi được chia tách và thành lập mới, Xuân Lộc nằm ở phía cửa ngõ Đông-Bắc của Sài Gòn, vị trí chiến lược quân sự rất đặc biệt. Trước năm 1975, nơi từng được mệnh danh là cánh cửathép của chính quyền Sài Gòn, nếu để mất Xuân Lộc sẽ mất tất cả. Đầu tháng 4/1975, bằng sự mưu trí, anh dũng quân dân Xuân Lộc cùng với bộ đội chủ lực tổ chức nhiều trận đánh ác liệt trong chiến dịch 12 ngày đêm góp phần đập tan cánh cửa thép Xuân Lộc, giúp quân và dân ta tiến nhanh vào Sài Gòn giải phóng Miền Nam, thống nhất đất nước. Sau ngày đất nước được hòa bình, giải phóng, cán bộ nhân dân huyện Xuân Lộc đoàn kết chung sức xây dựng lại quê hương. Để thuận lợi cho việc quản lí hành chính và phát triển kinh tế xã hội địa phương, tháng 4 năm 1991, Hội đồng Bộ trưởng ban hành quyết định số 107 về việc phân định địa giới hành chính huyện Xuân Lộc cũ thành hai gồm: huyện Xuân lộc và huyện Long Khánh. Lúc bấy giờ, Xuân Lộc có thể xem là huyện khó khăn nhất Tỉnh, kinh tế chủ yếu dựa vào sản xuất nông nghiệp chiếm trên 87% tổng sản phẩm xã hội, thu húthơn 90% lao động ở lĩnh vực này. Trình độ sản xuất thấp, quy mô nhỏ lẻ, manh mún, kỹ thuật lạc hậu; thương mại - dịch vụ không đáng kể. Kết cấu hạ tầng nghèo nàn, giao thông nông thôn hầu hết là đường tạm, không điện, không cơ sở y tế, giáo dục thiếu giáo viên, cơ sở vật chất xuống cấp nghiêm trọng, học sinh phải học ca 3 ca 4 với trường lớp tạm bợ. Đời sống nhân dân hết sức khó khăn; hộ đói, nghèo chiếm trên 20% dân số huyện...

nong thon moi kieu mau.Still005.jpg

Khó khăn là vậy! Song, phát huy truyền thống anh hùng cách mạng, Xuân Lộc đã không ngừng phát huy nội lực, khai thác tốt tiềm năng, lợi thế của địa phương đểphát triển kinh tế.là huyện thuần nông, nên Xuân Lộc đã chọn chính nông nghiệp làm đòn bẩy phát triển với phương châm: “Xuân Lộc phải bắt đầu bằng từ đất và lao động. Lấy chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, phát triển ngành nghề nông thôn để đi lên". Giai đoạn 2005 – 2010, Xuân Lộc được Tỉnh chọn làm điểm để phát triển nông nghiệp, xây dựng “nông thôn 4 có" gồm: có kết cấu hạ tầng kinh tế-xã hội đồng bộ, có đời sống kinh tế được cải thiện, có đời sống văn hóa tốt, có môi trường sinh thái tốt. Từ “nông thôn 4 có" phương thức sản xuất cũng dần thay đổi từ quy mô nhỏ lẻ sang quy mô trang trại và hình thành các cánh đồng mẫu lớn. Cơ cấu cây trồng, vật nuôi cũng dần được chuyển đổi và cũng có tiêu chuẩn “4 có" như: “có năng suất cao, có chất lượng tốt, có thị trường tiêu thụ ổn định và có thu nhập cao". Đặc biệt từ khi Nghị quyết số 26 ngày 5/8/2008 của Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa 10 về “Nông nghiệp – nông dân – nông thôn", các Kế hoạch số 97 của Ban chấp hành đảng bộ Tỉnh đồng nai,, Kế hoạch số 60 của BCH Đảng bộ huyện để hiện thực hóa chủ trương này, và cũng từ nền tảng của “nông thôn 4 có", Xuân Lộc nhanh chóng bắt tay vào xây dựng “nông thôn mới" với một quyết tâm chính trị cao nhất.

Dựa trên các yếu tố tự nhiên về điều kiện kinh tế xã hội lúc bấy giờ, Xuân Lộc đã quy hoạch thành 4 tiểu vùng kinh tế; cơ cấu cây trồng, vật nuôi được chuyển đổi tích cực về giống, mùa vụ và kĩ thuật chăm sóc; các giải pháp về khai thác nguồn nước, thủy lợi phục vụ cho sản xuất được quan tâm đầu tư hợp lý. Theo đó, hàng loạt các mô hình CLB NSC và liên hiệp CLB năng suất cao được xây dựng, triển khai và nhân rộng. năm 2010 toàn huyện đã có 229 CLB và 7 liên hiệp CLB NSC, trở thành mô hình sáng tạo của huyện Xuân Lộc với tính hiệu quả tích cực, Xuân Lộc cũng được mệnh danh là thủ phủ của cây bắp lai với năng suất đạt từ 11-12 tấn/hecta, thủ phủ hồ tiêu năng suất 10-11 tấn/ha,...Xây dựng nông thôn mới đã trở thành phong trào thi đua sôi nổi và rộng khắp trên tất cả các lĩnh vực, từ huyện đến cơ sở và trong mọi tầng lớp nhân dân. trong giai đoạn ấy, Xuân Lộc đã huy động 13.900 hộ dân hiến tặng 696.000 m2 đất, 172.000 lượt ngày công thực hiện các công trình xây dựng nông thôn mới. Điểm khá ấn tượng chính là trong tổng nguồn vốn đầu tư 9.333 tỷ đồng cho chương trình mục tiêu xây dựng NTM, thì có đến 92% nguồn vốn đầu tư do nhân dân đóng góp...".

Xuyên suốt lộ trình thực hiện, xây dựng nông thôn mới, Xuân Lộc luôn lấy đồ án quy hoạch nông thôn mới đã được phê duyệt làm tiền đề; lấy phát triển sản xuất làm gốc; lấy việc nâng cao đời sống nhân dân làm mục tiêu; lấy lợi ích mang lại cho người dân và cộng đồng làm động lực; lấy sự đồng thuận, góp sức của cộng đồng cư dân là bí quyết của thành công". Kết quả ngày 31/12/2014, huyện Xuân Lộc và TX Long Khánh được Thủ Tướng Chính Phủ kí quyết định công nhận huyện đạt chuẩn huyện nông thôn mới và tổ chức lễ đón nhận vào ngày 24/1/2015. Xuân Lộc là đơn vị cấp huyện đầu tiên trong cả nước hoàn thành các tiêu chí xây dựng Nông thôn mới. Đây được xem là kỳ tích, là niềm vinh dự và tự hào mà Đảng bộ, Nhân dân huyện Xuân Lộc.

nong thon moi kieu mau.Still006.jpg

Không dừng lại ở những kết quả đạt được, năm 2018, Xuân Lộc tiếp tục được trung ương Trung Ương chọnlà 1 trong 4 huyện thực hiện điểm xây dựng nông thôn mới kiểu theo hướng “Phát triển sản xuất hàng hóa nông nghiệp bền vững" giai đoạn 2018-2025. Ý thức đây vừa là cơ hội, vừa là thách thức để Xuân Lộc tiếp tục nỗ lực hoàn thiện và nâng cao hơn nữa chất lượng hạ tầng nông thôn, nâng cao đời sống, mức thu nhập cho người dân.Theo đó, Huyện ủy Xuân Lộc cũng đã nhanh chóng cụ thể hóa bằng việc ban hành Nghị quyết số 07- NQ/HU ngày 16/4/2019 về lãnh đạo thực hiện Đề án trên. Đồng thời ủy ban nhân dân huyện ban hành Kế hoạch số 137 ngày 30/5/2019 để triển khai thực hiện Đề án; Ủy ban Mặt trận tổ quốc huyện, cùng tất cả các ngành chức năng từ huyện đến các xã, thị trấn tùy tình hình thực tế ở địa phương xây dựng kế hoạch và phương án thực hiện với tâm thế sẵn sàng và quyết tâm chính trị cao nhất. Trong đó có thể kể đến 2 lĩnh vực được xem là đột phá của huyện Xuân Lộc trong gian đoạn qua gồm:“ Phát triển hạ tầng cơ sở" và “Phát triển sản xuất hàng hóa nông nghiệp bền vững"

nong thon moi kieu mgjgau.Still007.jpg

Để tạo ra sự đột phá đối với một huyện có trên 82% diện tích đất sản xuất nông nghiệp, Xuân Lộc đã tập trung nhiều giải pháp thúc đẩy phát triển ngành nông nghiệp chất lượng cao thông chuyển dịch mạnh cơ cấu cây trồng, vật nuôi, hình thành các vùng sản xuất có qui mô lớn, hàm lượng công nghệ cao; đồng thời gắn phát triển nông nghiệp với bảo vệ nguồn tài nguyên rừng, bảo vệ môi trường và phát triển du lịch cụ thể là mô hình du lịch sinh thái vườn.

nong thon moi kieu mau.Still008.jpg

Để việc xây dựng nông thôn mới kiểu mẫu đi đúng hướng.Trước tiên công tác qui hoạch, phát triển vùng sản xuất tập luôn được huyện Xuân Lộc triển khai đồng bộ dựa trên các yếu tố thuận lợi về điều kiện tự  nhiên, hạ tầng cơ sở đầu tư. Trong đó, huyện đặc biệt khuyến khích nông dân liên kết với nhau để hình thành nên các hợp tác xã, tổ hợp tác, câu lạc bộ năng suất cao, nhằm tạo thành các vùng chuyên canh sản xuất có qui mô lớn, có năng suất cao và chất lượng đồng đều. đến nay, huyện đã hình thành được 4 tiểu sản xuất tập trung với tổng diện tích lên đến 25 ngàn 651 hecta. Trong đó định hướng phát triển được 17 vùng trồng trọt và chăn nuôi ứng dụng công nghệ cao trên các loại cây trồng đặc sản với giá trị kinh tế cao như: sầu riêng, chuôm chôm, măng cụt, xoài, thanh long, hồ tiêu, dưa lưới, hoa lan, rau, quả, dưa lưới, hồ tiêu, sầu riêng, chôm chôm, bưởi, thanh long, hoa, rau củ quả,…với giá trị sản phẩm nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao đạt trên 11,7 ngàn tỷ đồng, chiếm tỷ lệ 100% so với tổng giá trị sản phẩm nông nghiệp chủ lực toàn huyện. Bên cạnh đó 105/105 trang trại chăn nuôi trên địa bàn đều áp dụng tốt công nghệ chuồng lạnh, an toàn sinh học, khép kín.

 nong thon moi kieu mau.Still009.jpg

Cùng với việc hình thành các vùng sản xuất tập trung Xuân Lộc đầu tư phát triển mạng lưới đường giao thông nội đồng, hệ thống kênh mương thủy lợi, điện sản xuất đến từng chân ruộng…; Song song đó, huyện cũng khuyến khích các tổ chức tín dụng cùng chung tay vào cuộc, thực hiện tốt giải ngân các gói vay hỗ trợ nông dân đầu tư chuyển đổi cơ cấu vật nuôi- cây trồng, mua sắm cơ giới, trang thiết bị máy móc phục vụ cho sản xuất nông nghiệpnhằm nâng cao hiệu suất, hiệu quả trong lao động, kéo giảm chi phí đầu vào và tăng giá trị đầu ra. Tính đến nay, tỉ lệ chuyển đổi giống mới đối với cây trồng ngắn ngày của huyện đạt 100%; cây lâu năm đạt gần 90%; gần 120 km đường trục chính nội đồng đã được cứng hóa, bê tông hóa tạo điều kiện thuận lợi cho việc đi lại vận chuyển vật tư nông nghiệp và hàng hóa nông sản; hệ thống lưới điện sản xuất cũng được đầu tư phủ kín đối với các vùng sản xuất; tỉ lệ cơ giới hóa trong các khâu làm đất, gieo sạ, chăm sóc và thu hoạch đều đạt từ 95-100%. Tỷ lệ diện tích cây trồng ứng dụng công nghệ tưới tiên tiến, tưới tiết kiệm như tưới nhỏ giọt, tưới phun theo công nghệIsrael đối với cây trồng chủ lực đạt 82%. Nhiều nông nông dân đã áp dụng công nghệ tưới nước, phun thuốc tự động thông qua bộ điều khiển, bộ cảm ứng đo nhiệt độ, độ ẩm.

Khi đã có đầy đủ tư liệu sản xuất, nông dân Xuân Lộc tích cực hướng đến mục tiêu làm giàu với ngành nông nghiệp công nghệ cao, nông nghiệp hữu cơ. Bởi lẽ! Họ ý thức được rằng, chỉ có nông nghiệp công nghệ cao, nông nghiệp hữu cơ mới cho ra các sản phẩm chất lượng và an toàn. Đây vừa là sứ mệnh, đồng thời cũng là yếu tố then chốt quyết định tính bền vững của ngành nông nghiệp hiện tại và tương lai. Chính vì vậy, việc áp dụng quy trình sản xuất theo tiêu chuẩn Viet Gap, chương trình quản lí cây trồng tổng hợp ICM, IPM, CMP luôn được nông dân thực hành tốt, nhiều loại phân bón, thuốc bảo vệ thực vật hóa học được thay thế bằng các loại men vi sinh, vi khuẩn có lợi, thuốc bảo vệ thực vật có nguồn gốc sinh học, như: nấm đối kháng Trichoderma, lợi khuẩn Bacillus, phân bón hữu cơ vi sinh; nông dân chấp hành tốt thời gian cách li thuốc bảo vệ thực vật trước khi thu hoạch, không sử dụng thuốc kích thích, thuốc bảo quản độc hại cho người tiêu dùng,… Điển hình như hợp tác xã hồ tiêu xã Suối Cao, nhiều năm qua, nông dân biết tận dụng phế phẩm nông nghiệp để làm phân bón hữu cơ. Cụ thể là bà con dùng máy băm cỏ, cành lá cây trong vườn để ủ chung với bã đậu nành, phân chuồng sau một thời gian sẽ cho ra nguồn phân vi sinh rất tốt, cách làm này cũng kéo giảm chi phí đầu tư đến 50% so với trước kia.

Từ ý thức làm sạch cho sản phẩm nông nghiệp, đến nay, Xuân Lộc đã có trên 1.369 ha cây trồng được cấp chứng nhận Viet Gap, Global Gap; Địa phương cũng hình thành được 07 vùng sản xuất theo hướng hữu cơ với 116 mô hình nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao; 46 sản phẩm nông nghiệp của của 24 chủ thể đã được cấp chứng nhận OCOP, trong đó có 8 sản phẩm đạt tiêu chuẩn 4 sao trở lên.Huyện cũng có 4 mô hình sản xuất nông nghiệp công nghệ cao, nông nghiệp hữu cơđang được UBND tỉnh xét công nhận doanh nghiệp nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao gồm: Công ty TNHH MTV Trang trại Việt, Trang trại chăn nuôi công nghệ cao của Công ty TNHH EMIVEST FEEDMILL (TG) Việt Nam, Công ty TNHH MTV Xuất nhập khẩu Nga Biên, Công ty TNHH Vina gà.

Đối với thị trường đầu ra sản phẩm, đến nay Xuân Lộc áp dụng tốt việc chuyển đổi số vào trong ngành nông nghiệp như việc, cập nhật thông tin quy trình canh tác vào sổ nhật kí điện tử, đăng kí mã vùng trồng, chỉ dẫn địa lý, mã vạch, mã code QR,…Ứng dụng chuyển đổi số trong truy xuất nguồn gốc các sản phẩm chủ lực bằng phần mềm Facefarm mã QR, có tem mã QR trên sản phẩm chủ lực và tại vườn sản xuất.Trong chăn nuôi heo, gà các trang trại đã sử dụng phầm mềm Te-food ứng dụng công nghệ chuỗi khối (blockchain) để truy xuất nguồn gốc và khai báo chăn nuôi. đồng thời ứng dụng tốt các nền tảng tìm kiếm khách hàng, đăng bán sản phẩm trên các kênh thông tin như: Fanpage, website, sàn giao dịch thương mại điện tử Đồng Nai, tiktok, facebook, zalo, chợ tốt,, lazada, shopee,vv...giúp cho người tiêu dùng có thể dễ dàng truy xuất nguồn gốc, bảng đánh giá chất lượng sản phẩm. Cách làm này đáp ứng tốt yêu cầu của nước nhập khẩu, giúp nông dân ý thức được vấn đề sản xuất liên quan chặt chẽ đến chất lượng và giá thành sản phẩm, rút ngắn các khâu trung gian giữa sản xuất đến thị trường tiêu thụ, tạo sự thông thoáng cho thị trường đầu ra của nông dân được tốt hơn. hiện nay huyện đã có nhiều sản phẩm trái cây được xuất khẩu chính ngạch sang các thị trường như; úc, new zealand, hoa kỳ, trung quốc,…riêng chuỗi chăn nuôi gà từ Công ty K&U Xuân Tâm và Công Ty ViNa Gà Suối Cao, Xuân Hiệp liên kết tiêu thụ sản phẩm thịt Gà tươi qua thị trường Nhật Bản.

Từ việc tập trung lãnh đạo, chỉ đạo quyết liệt về ứng dụng khoa học kĩ thuật, chuyển đổi số vào lĩnh vực nông nghiệp đã tạo sự đột phá về năng suất, chất lượng và giá trị đầu ra các các loại sản phẩm nông nghiệp. Đối với cây trồng chủ lực, giá trị thu nhập đạt 348,5 triệu đồng/ha, tăng cao hơn 78 triệu đồng/ha so với mục tiêu đề án, tăng 71 triệu đồng/ha so với thời điểm huyện đạt NTM nâng cao. Đặc biệt đối với các mô hình ứng dụng công nghệ cao, mức thu nhập đều đạt từ 800 triệu đến hơn 1 tỷ đồng/ha/năm. Tính đến nay, giá trị sản xuất trồng trọt của huyện đạt trên 232,4 triệu đồng/ha/năm, tăng 78 triệu đồng so đầu thời điểm thực hiện đề án. Nếu tính cả chăn nuôi đạt trên 367 triệu đồng/ha/năm.

Bên cạnh đó, các ngành công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, thương mai dịch vụ tiếp tục có bước phát triển mạnh mẽ, cụ thể huyện đã thành lập một khu công nghiệp tập trung, một cụm công nghiệp và các cơ sở kinh doanh sản xuất trên địa bàn, góp phần giải quyết  việc làm và thu nhập ổn định cho hàng chục ngàn lao động nông thôn.  

Với nhiều lợi thế về cảnh đẹp tự nhiên, yếu tố lịch sử, hạ tầng giao thông phát triển kết nối với các vùng miền, nên lĩnh vực du lịch cũng trở thành ngành kinh tế quan trọng của huyện Xuân Lộc. Mỗi năm nơi đây thu hút hàng trăm ngàn lược du khách đến tham quan, ngắm cảnh tại khu Di tích Quốc gia núi Chứa Chan, các khu di tích Cách Mạng, các mô hình vườn mẫu, thưởng thức nhiều đặc sản quí của địa phương.

Một bước đột phá tiếp theo trong xây dựng nông thôn mới của huyện là việc huy động được nhiều nguồn lực đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng thiết yếu phục vụ cho phát triển sản xuất và nâng cao chất lượng cuộc sống cho nhân dân.với phương châm "Nhà nước và nhân dân cùng làm", chỉ tính từ năm 2011 - 2024, Xuân Lộc đã huy động được trên 53.302 ngàn tỷ đồng từ các nguồn lực xã hội tập trung cho xây dựng nông thôn mới nâng cao, kiểu mẫu. Trong đó: vốn từ ngân sách chiếm 4,44 %, vốn huy động nhân cư, tư nhân chiếm 95,56%. Nhờ đó đến nay, kết cấu hạ tầng kinh tế xã hội của huyện phát triển mạnh, cơ bản đáp ứng khá tốt yêu cầu phát triển sản xuất, cũng như sinh hoạt của người dân. Đến nay 100% xã đều có đường nhựa đến trung tâm xã và kết nối đến trung tâm huyện, 100% đường huyện quản lý, đường trục xã, liên xã được nhựa hóa, bê tông hóa, các tuyến đường còn lại có tỷ lệ nhựa hóa, bê tông hóa cao; Huyện có tổng cộng 64/66 trường học công lập đạt chuẩn quốc gia, 100% trường đạt chuẩn về cơ sở vật chất. Hệ thống thiết chế văn hóa, mạng lưới thông tin truyền thông, y tế đạt chuẩn, đã cơ bản đáp ứng tốt các nhu cầu về dạy, học, văn hóa, văn nghệ, thể dục, thể thao, tiếp cận thông tin và chăm sóc sức khỏe ban đầu cho người dân. Tỷ lệ người dân tham gia bảo hiểm y tế trên địa bàn huyện đạt 97,2%. Môi trường sinh thái khu vực nông thôn được cải thiện, hệ thống nước sạch, nhà vệ sinh, chuồng, trại chăn nuôi được tập trung đầu tư. Tỷ lệ hộ dân sử dụng nước hợp vệ sinh đạt 100%, nước sạch đạt trên 91,3%; 100% cơ sở sản xuất kinh doanh đạt tiêu chuẩn môi trường. Trên 93% các khu dân cư có cảnh quan xanh-sạch-đẹp, trong đó có 32 khu dân cư kiểu mẫu.

Cùng với nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội, công tác xây dựng đảng, chính quyền luôn được huyện quan tâm chỉ đạo sâu sát, quyết liệt. Hệ thống chính trị ở cơ sở tiếp tục được củng cố, không ngừng nâng cao chất lượng hoạt động. Đặc biệt huyện Xuân Lộc đã tập trung chỉ đạo các cấp ủy, đơn vị thực hiện nghiện việc “Tăng cường kỷ cương, kỷ luật, nêu cao tính tiền phong gương mẫu của đảng viên và trách nhiệm của người đứng đầu các cấp ủy, chính quyền, các cơ quan, ban, ngành, tổ chức chính trị - xã hội": gắn với việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh hướng vào công cuộc xây dựng nông thôn mới nâng cao, kiểu mẫu. Hầu hết đội ngũ cán bộ, công chức xã được nâng cao cả về trình độ chuyên môn, năng lực và phẩm chất với 100% đạt chuẩn theo quy định. huyện luôn duy trì nằm trong số các huyện, thành phố có chỉ số cải cách hành chính cao nhất tỉnh.Tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội luôn được giữ vững.

Thành công tiếp nối thành công, Ngày 4/4/2024, Thủ tướng Chính Phủ đã ký Quyết định 276/QĐ-TTg công nhận huyện Xuân Lộc, tỉnh Đồng Nai, đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao năm 2023, Xuân Lộc là huyện đầu tiên của tỉnh Đồng Nai đồng thời cũng là một trong 3 huyện nông thôn mới nâng cao đầu tiên của cả nước.Vinh dự này đã tiếp thêm động lực để đảng bộ, chính quyền và nhân dân Xuân Lộc nỗ lực vươn lên gặt hái thêm nhiều thành quả lớn lao hơn nữa. Kết quả qua 6 năm thực hiện đề án xây dựng huyện nông thôn mới kiểu mẫu theo hướng“ phát triển sản xuất hàng hóa nông nghiệp bền vững“ được UBND Tỉnh phê duyệt tại quyết định số 69/QĐ-UBND ngày 8/01/2029. Đến nay bức tranh về một nền nông nghiệp sạch, bền vững của huyện Xuân Lộc được khắc họa ngày càng rõ nét hơn với lung linh sắc màu. Huyện đã có 14/14 xã đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu và một đô thị văn minh. Thu nhập bình quân đầu người đạt gần 100 triệu đồng/người, tăng 36,35 triệu đồng/người so với thời điểm xây dựng Đề án và tăng gần 6 triệu đồng/người so với thời điểm huyện đạt NTM nâng cao; Riêng khu vực nông thôn đạt 95,38 triệu đồng/người, tăng hơn 40 triệu đồng/người so với thời điểm xây dựng Đề án và tăng 5,73 triệu đồng/người so với thời điểm huyện đạt NTM nâng cao. Huyện không còn hộ nghèo a. So với mục tiêu Đề án xây dựng huyện Xuân Lộc đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu theo hướng “Phát triển sản xuất hàng hóa nông nghiệp bền vững giai đoạn 2018-2025", đến nay huyện Xuân Lộc đã đạt tất cả các nhóm mục tiêu, chỉ tiêu sớm hơn 01 năm so với mục tiêu đề án.

Về lại Xuân Lộc hôm nay, mọi người sẽ cảm nhận được sự thay da đổi thịt từng ngày, nhiều ngôi nhà mới khang trang được mọc lên bên những con đường nhựa hóa, bê tông thẳng tắp nối liền khu dân cư với các vùng sản xuất, trong ánh mắt, nụ cười của người dân rạng ngời lên niềm vui, tự hào về một vùng quê đáng sống. Thành quả ấy chính là kết tinh của tinh thần đoàn kết, cần cù, sáng tạo “ý Đảng-lòng Dân". Thời gian sẽ mở ra nhiều cuộc hành trình mới, thành tựu mới, các thế hệ cán bộ và nhân dân huyện Xuân Lộc luôn ý thức tiếp tục phát huy tinh thần đoàn kết, nỗ lực, sáng tạo xây dựng quê hương Xuân Lộc ngày thêm giàu đẹp, văn minh, xứng đáng với truyền thống của một huyện 2 lần được phong tặng danh hiệu anh hùng: “Anh hùng lực lượng vũ trang" trong thời kỳ kháng chiến và “Anh hùng lao động" trong thời kỳ đổi mới. Xứng đáng với Huân Chương Lao Động Hạng 3 và nhiều phần thưởng cao quí khác đã được Đảng, Nhà nước trao tặng trong thời gian qua. 


Hải Đình

Liên kết webiste

Thăm dò ý kiến

Đánh giá về trang thông tin điện tử UBND huyện Xuân Lộc

 

Số lượt truy cập

Trong ngày:
Tất cả:
Chung nhan Tin Nhiem Mang

ỦY BAN NHÂN DÂN HUYỆN XUÂN LỘC

Chịu trách nhiệm nội dung: Bà Huỳnh Thị Lành-Phó Chủ tịch
Địa chỉ: số 267 - Đường Hùng Vương - Khu 1 - Thị trấn Gia Ray - Huyện Xuân Lộc - Tỉ​nh Đồng Nai 

ĐT: 02513.871113 - Fax: 02513.871286 
Website:http://xuanloc.dongnai.gov.vn         
Email: ubnd-xl@dongnai.gov.vn​