Tiếp tục đẩy mạnh, nâng cao hiệu quả công tác giáo dục, tuyên truyền, tạo sự tự giác, thống nhất cao về nhận thức và hành động trong cán bộ, đảng viên và nhân dân về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, trước hết là sự gương mẫu, quyết liệt của người đứng đầu cấp uỷ, cơ quan, tổ chức, đơn vị, địa phương; kiên trì giáo dục, rèn luyện đức tính liêm khiết; xây dựng văn hoá tiết kiệm, không tham nhũng, lãng phí, trước hết trong cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức. Xác định việc tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về phòng, chống tham nhũng là nhiệm vụ thường xuyên gắn với thực hiện các nhiệm vụ chính trị của các cơ quan, đơn vị, địa phương.

Nội dung tuyên truyền:
Tập trung phổ biến, quán triệt, tuyên truyền, giáo dục pháp luật về Phòng, chống tham nhũng, tiêu cực như: Kết luận số 21-KL/TW ngày 25/10/2021 kết luận hội nghị lần thứ tư BCH Trung ương Đảng khóa XIII về đẩy mạnh xây dựng, chỉnh đốn Đảng và hệ thống chính trị; kiên quyết ngăn chặn, đẩy lùi, xử lý nghiêm cán bộ,
đảng viên suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, biểu hiện “tự diễn biến", “tự chuyển hóa"; Quy định số 22-QĐ/TW ngày 28/7/2021 của Ban Chấp hành Trung ương về kiểm tra, giám sát thi hành kỷ luật Đảng; Quy định số 114-QĐ/TW ngày 11/7/2023 của Bộ Chính trị về Kiểm soát quyền lực và PCTN, tiêu cực trong công tác cán bộ; Quy định số 131-QĐ/TW ngày 27/10/2023 của Bộ Chính trị về kiểm soát quyền lực, PCTN, tiêu cực trong công tác kiểm tra giám sát thi hành kỷ luật đảng và trong hoạt động thanh tra, kiểm toán; Quy định số 132-QĐ/TW ngày 27/12/2023 của Bộ Chính trị về kiểm soát quyền lực, phòng chống tham nhũng, tiêu cực trong hoạt động điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án; các Kết luận của đồng chí Tổng Bí thư, Trưởng Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực; Nghị định số 59/2019/NĐ-CP ngày 01/7/2019 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Phòng, chống tham nhũng; Nghị định số 134/2021/NĐ-CP ngày 30/12/2021 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 59/2019/NĐ-CP ngày 01/7/2019; Nghị định số 130/2020/NĐ- CP ngày 30/10/2020 của Chính phủ quy định về kiểm soát tài sản, thu nhập của người có chức vụ, quyền hạn trong cơ quan, tổ chức, đơn vị; Chỉ thị số 10/CT-TTg ngày 22/4/2019 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường xử lý, ngăn chặn có hiệu quả tình trạng nhũng nhiễu, gây phiền hà cho người dân, doanh nghiệp;
Hình thức tuyên truyền
Chú trọng tuyên truyền trong đối tượng cán bộ, công chức, viên chức và các tổ chức, doanh nghiệp gắn với việc thực hiện các nhiệm vụ chuyên môn nhằm nâng cao nhận thức, góp phần thay đổi hành vi, ngăn chặn và tiến tới đẩy lùi tệ nạn tham nhũng.Tuyên truyền trên các phương tiện thông tin, đại chúng; Ứng dụng công nghệ thông tin, đa dạng hóa hình thức tuyên truyền, phổ biến pháp luật về phòng, chống tham nhũng; chú trọng tuyên truyền, phổ biến thông qua các trang mạng xã hội; Lồng ghép tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về phòng, chống tham nhũng thông qua hoạt động chuyên môn, nhất là trong các hoạt động: cải cách hành chính và kiểm soát thủ tục hành chính; kiểm tra, thanh tra, giám sát, tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo, xử lý vi phạm hành chính.
Tổ chức tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về phòng, chống tham
nhũng, tiêu cực và đạo đức liêm chính cho CB,CC,VC, người lao động và nhân
dân với các hình thức phù hợp; Tập trung tuyên truyền treo băng rôn, khẩu hiệu
về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực cao điểm trong dịp kỷ niệm Ngày Quốc tế
phòng, chống tham nhũng (ngày 09/12) hằng năm.
Việc tuyên truyền, phổ biến phải thực hiện có trọng tâm, trọng điểm; đổi mới hình thức, nội dung tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về phòng, chống tham nhũng cho phù hợp với điều kiện thực tế.
Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về phòng, chống tham nhũng cần gắn với phát huy dân chủ ở cơ sở và đầy mạnh học tập, làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh.
Tài liệu kèm theo: Kế hoạch số 62/KH-UBND 6. -kh-ub-07-3.signed_1215682.pdf