Quy hoạch tổng thể bảo quản, tu bổ phục hồi và tôn tạo
di tích danh lam thắng cảnh quốc gia núi Chứa Chan giai đoạn 2016-2020, tầm
nhìn 2030
Kế thừa và phát huy những thành quả ấn tượng
trong xây dựng nông thôn mới, ngày nayXuân Lộc còn được biết đến là một huyện có
nhiều tiềm năng về phát triển du lịch của tỉnh Đồng Nai với lợi thế vị trí nằm
ở cửa ngõ vào thành phố Hồ Chí Minh, giao thông thuận lợi. Đặc biệt về thiên nhiên và văn hóa, Xuân Lộc có Di tích Quốc gia, danh lam thắng cảnh núi Chứa Chan, các địa danh hồ Núi Le, hồ Gia Ui, Khu Căn cứ Rừng Lá, Thác Trời, các di tích, lịch sử và
những dấu tích còn lại chứa đựng nhiều giá trị và lôi cuốn sự khám phá, trải
nghiệm: Mật khu Hầm Hinh,
Nhà nghỉ Toàn quyền Pháp,
chùa Bửu Quang, Chùa Lâm Sơn, Chùa
Linh Sơn cũng như các vườn hoa, vườn cây ăn trái và nhiều sản phẩm du lịch
đặc trưng khác, tất cả đang tạo nên một bức tranh du lịch đa sắc màu chứa đựng nhiều
tiềm năng phát triển.Hiện nay UBND huyện Xuân Lộc đã và đang kêu gọi đầu tư
phát huy tiềm năng một số khu, điểm, địa danh du lịch như:
Thác Trời: Nằm trên tuyến đường Thanh Sơn - Xuân Bắc (thuộc ấp 7,
xã Xuân Bắc), vị trí nằm giáp Sông La Ngà. Hiện nay đã có quy hoạch chi tiết
xây dựng tỷ lệ 1/2000 Khu du lịch Thác Trời tại xã Xuân Bắc, huyện Xuân Lộc
được phê duyệt theo quyết định số 208/QĐ.CT-UBND ngày 30/01/2009 của UBND tỉnh
Đồng Nai (quy mô diện tích 57,8 ha). Khu Thác Trời cách trung tâm Huyện Xuân
Lộc 29 km. Nơi đây là một bức tranh hùng vĩ và hoang sơ của núi rừng, nơi con
sông La Ngà đổ qua nhiều bậc đá là địa điểm xây dựng điểm đi thuyền trên sông
và một số trò chơi mạo hiểm cùng các dịch vụ khác để phục vụ du khách, hứa hẹn
sẽ là một điểm đến rất hấp dẫn với khách du lịch trẻ tuổi.
Khu du lịch cáp treo núi Chứa Chan: Cáp treo Khu
di tích quốc gia, danh lam thắng cảnh núi Chứa Chan được Công ty TNHH Thương
mại và Sản xuất Toàn Xuân Hưng đầu tư.
Nằm ở độ cao
837m, núi Chứa Chanlà điểm đến thú vị cho những người thích leo núi tìm cảm
giác bình yên với thiên nhiên. Đây là một danh lam thắng cảnh hữu tình, hấp dẫn
với nhiều dòng suối quanh năm tươi mát ẩn mình dưới những rừng cây bạt ngàn.
Đây được xem là
một điểm du lịch hấp dẫn với du khách trong và ngoài nước, là nơi sinh hoạt
truyền thống về nguồn bởi còn lưu dấu tinh thần anh dũng, kiên cường của quân
và dân miền Đông trong công cuộc chống Pháp và Mỹ.
Hệ thống cáp
treo được xây dựng theo công nghệ châu Âu tổng chiều dài 1.266m; Hệ thống cabin
cáp đơn tuần hoàn, mở cáp tự động với số lượng hành khách 8 người/cabin, công
suất vận chuyển khoản 2400 người/giờ.Khách sẽ có dịp tham quan, thưởng lãm vẻ
đẹp những di tích như Chùa Bửu Quang, Chùa Linh Sơn, cây Da 3 gốc 1 ngọn...
Hồ Núi Le: Với quy mô 100ha thuộc địa bàn Thị trấn Gia Ray theo
Quy hoạch chung tỷ lệ 1/5000 thị trấn Gia Ray huyện Xuân Lộc được UBND tỉnh
Đồng Nai phê duyệt tại Quyết định số 1891/QĐ-UBND ngày 12/6/2008, với cảnh quan
thiên nhiên hữu tình, nơi đây rất phù hợp cho du khách với sở thích du lịch
chèo thuyền trên hồ, picnic, vui chơi giải trí.
Hồ Gia Ui: Với quy mô diện tích khoảng 260 ha; trong đó có 67 ha nằm trong quy hoạch đất du lịch; nằm trên địa bàn xã
Xuân Tâm theo Quyết định số 2750/QĐ-UBND ngày 17/9/2013 của UBND huyện Xuân Lộc về việc phê duyệt Quy hoạch xây
dựng nông thôn mới xã Xuân Tâm. Là điểm sông nước, với cảnh quan thiên nhiên
hữu tình. Du khách đến đây có thể du lịch trên hồ, picnic, vui chơi giải trí.
Căn cứ Rừng Lá (xã Xuân Hòa): Trong hai cuộc
kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ, khu vực Rừng Lá trở thành căn cứ
kháng chiến của cách mạng. Đây không chỉ là căn cứ của quân dân huyện Xuân Lộc,
mà còn là căn cứ của lực lượng vũ trang tỉnh Biên Hòa trong những năm đầu kháng
chiến.
Để ghi nhớ các
anh hùng liệt sĩ và quá trình đấu tranh cực kỳ gian khó của nhân dân địa
phương, đồng bào Chơro, các mẹ Việt Nam anh hùng sinh sống trên vùng đất Rừng
Lá qua hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược, Đảng
bộ, chính quyền và quân dân Xuân Lộc đã tiến hành xây dựng khu Đền thờ liệt sĩ
căn cứ Rừng Lá (thuộc địa bàn xã Xuân Hòa) đúng vào dịp kỷ niệm 38 năm Ngày
giải phóng huyện Xuân Lộc (9-4-1975 - 9-4-2013), giải phóng hoàn toàn miền Nam,
thống nhất đất nước.
Đây ngoài là
địa chỉ tham quan, còn là nơi giáo dục truyền thống cách mạng, ý thức trách
nhiệm cho cán bộ, đảng viên, chiến sĩ và nhân dân huyện Xuân Lộc, góp phần giáo
dục lòng yêu nước, chủ nghĩa anh hùng cách mạng cho các thế hệ sau.
Núi Chứa Chan:Là di tích cấp quốc gia, được công nhận tại Quyết định
số 1204/QĐ-BVHTTDL ngày 29/3/2012 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch về việc
xếp hạng di tích quốc gia, danh lam thắng cảnh núi Chứa
Chan.
Núi Chứa Chan
nổi tiếng với phong cảnh hùng vĩ, đậm nét hoang sơ với vách núi dựng đứng. Đây
là danh lam thắng cảnh thiên nhiên hữu tình, vô cùng độc đáo của miền đất đỏ
Đông Nam bộ.
Núi Chứa Chan là ngọn núi cao thứ hai ở
Nam Bộ (sau núi Bà Đen - Tây Ninh) với độ cao so với mực nước biển là 837 m
(chênh cao 600 - 700 m), sườn dốc 30 - 35 độ, đôi chỗ là vách đứng. Núi Chứa
Chan là một trong những ngọn núi hiếm hoi ở Nam Bộ, một thắng cảnh hữu tình ở
Đồng Nai. Núi có dáng hình vòng cung gồm ba ngọn đồi liên tiếp nhau giống hình
bát úp. Núi là nơi phát nguyên của nhiều con suối chảy ra bốn hướng: phía Đông
có suối Gia Ui, Tây có suối Gia Miên, Nam có suối Gia Liêu, Bắc có suối Gia Lào
có nước mát quanh năm. Có thể nói núi Chứa Chan là một nơi có phong cảnh đẹp
nhất Đồng Nai và hiếm thấy ở Nam Bộ, vẻ đẹp tự nhiên kết hợp với bàn tay sáng
tạo của con người đã dựng lên một bức trang sống động, kỳ vĩ.
Chùa
Bửu Quang:Tọa lạc trên gần đỉnh núi là điểm du lịch thu hút
nhiều du khách. Vào các dịp lễ, tết số người hành hương về đây lên đến hàng
ngàn, tạo bầu không khí náo nhiệt của ngày lễ hội.
Chùa Bửu Quang được xây dựng từ đầu thế kỳ
XX, với chánh điện mái vòm, toạ lạc trên một hang đá có dáng Hàm Rồng. Toàn bộ
quần thể kiến trúc chùa đều dựa theo những hang động thiên nhiên, tạo nên nét
độc đáo giữa chốn thâm nghiêm kỳ vĩ của núi rừng.
Chùa Bửu Quang nằm lưng chừng núi trên độ
cao 660m, là một công trình kiến trúc đẹp mang dấu ấn văn hoá Phật giáo. Chánh
điện mái vòm. Toàn bộ quần thể kiến trúc chùa đều dựa theo những hang động
thiên nhiên, tạo nên nét độc đáo giữa chốn thâm nghiêm kỳ vĩ của núi rừng.
Chùa Linh Sơn:Thường gọi là chùa Ông Ngộ, do thượng tọa Thích Hồng
Nhạn khai dựng vào năm 1952. Ban đầu chùa chỉ là am nhỏ nằm trong hang đá. Năm
1965, thầy cho xây dựng lại chùa với quy mô lớn hơn bằng các vật liệu gạch, xi
măng, bê tông cốt thép. Chánh điện được xây dựng cách hang đá khoảng 150 m về
phía Tây Nam. Còn hang đá là nơi thờ Ngũ hành nương nương, đại mẫu, Chúa xứ,
các vị La Hán, Tiêu Diện, Hộ Pháp… Chùa có độ cao 450m, nằm lưng chừng núi.
Toàn cảnh chùa rất đẹp, thơ mộng.
Chùa Lâm Sơn:Tên thường gọi là chùa Cô Ba. Năm 1955, thầy Lý Văn
Phước là người Thành phố Hồ Chí Minh đến vùng núi Chứa Chan tìm nơi yên tĩnh để
tu hành và khai sơn lập chùa. Chùa lúc đầu chỉ là một cái cốc nhỏ nằm trong
hang đá. Năm 1959 chùa chính thức trở thành cơ sở tôn giáo tín ngưỡng thuộc sự
quản lý của Ban Trị sự tỉnh Long Khánh.Năm 1961, thầy cho xây dựng lại chùa với
quy mô lớn hơn bằng các vật liệu gạch đá, xi măng, bê tông cốt thép. Chánh điện
được mở rộng về phía Đông của hang đá. Chùa tọa lạc ở vị trí có phong cảnh hữu
tình, độ cao 250m, ở lưng chừng núi. Lưng chùa dựa vào vách núi, mặt Chánh điện
quay về hướng Đông Nam đón gió lành mát mẻ.
Mật khu Hầm
Hinh: Trong kháng chiến là trạm quân lương, kho hậu cần, sở chỉ huy Chi bộ.
Năm 1947, trên đường công tác vào Nam, đồng chí Lê Duẩn đã lưu lại căn cứ ở Mật
khu Hầm Hinh và nói chuyện với cán bộ trong khu căn cứ về tình hình và nhiệm vụ
cách mạng, về đường lối kháng chiến và việc phát động toàn dân đánh giặc. Mật
khu Hầm Hinh là nơi hoạt động của các chiến sĩ cách mạng (điểm đóng quân của
Ban chỉ huy Chi đội 10 Biên Hòa thời 9 năm).
Nơi đây là điểm
lý tưởng khai thác du lịch tìm hiểu lịch sử và có tính chất khám phá mạo hiểm.
Cửa vào hầm phải len lỏi leo qua nhiều tảng đá cheo leo hiểm trở, tạo sự hồi
hộp và thú vị.
Cây Da ba gốc
một ngọn: là một địa điểm tín ngưỡng quan trọng nằm trên trục đường khi đi lên
chùa Bửu Quang. Vì tính chất linh thiêng, cây da ba gốc là nơi thu hút nhiều
khách ghé thăm khi đến núi Chứa Chan. Đây là một địa điểm quan trọng gắn kết
không gian với khu vực cụm công trình di tích chùa Bửu Quang.
Từ nơi đứng ở cây
Da 3 gốc 1 ngọn, ngước nhìn sẽ thấy ngôi chùa Bửu Quang nằm sừng sững trên ngọn
núi, ngôi chùa không lộng lẫy, không náo nhiệt, ngược lại nó yên tĩnh và trầm
ưu, nhưng ẩn chứa sự thiêng liêng đến chạnh lòng người.
Cây Da3 gốc 1
ngọn, được ví là cây có vẻ đẹp có một không hai ở Việt Nam, bởi vẻ đẹp hoang
dại của nó và những sự tích mà con người gắn cho nó. Ở dưới gốc cây có một miếu
thờ nhỏ, miếu có tên gọi là Miếu Sơn Thần, miếu này rất linh thiêng nên ai ai
khi đến đây đều ghé vào để xin sức khỏe từ các vị thần.
Đến với Xuân Lộc Đồng
Nai, du khách được hoà mình vào thiên nhiên và công nhận rằng, du lịch Việt Nam hoá ra cũng đẹp
đến thế. Vừa chiêm ngưỡng cảnh đẹp thiên nhiên, vừa được tham gia các hoạt động
giải trí ngoài trời, huyện Xuân Lộc là một nơi rất phù hợp cho những chuyến dã
ngoại cuối tuần của mỗi gia đình hay hội nhóm.
VH