Qua việc triển khai thực hiện Kế hoạch chuyển đổi số năm 2024 và đề xuất nhiệm vụ chuyển đổi số của cơ quan, đơn vị năm 2025, huyện Xuân Lộc đạt được kết quả. Ngay từ đầu năm huyện đã bám sát các nội dung của Kế hoạch số 184/KH-UBND ngày 19/7/2024 của UBND huyện về chuyển đổi số huyện Xuân Lộc năm 2024 (thay thế Kế hoạch số 75/KH-UBND ngày 14/03/2024). Qua rà soát, nội dung Kế hoạch số 184/KH-UBND, có 22 chỉ tiêu. Đến nay: 16 tiêu chí đạt, 06 tiêu chí chưa đạt theo kế hoạch đề ra, cụ thể:
Chính quyền số (06 chỉ tiêu: đánh giá đạt 05 chỉ tiêu, 01 chỉ tiêu chưa đạt): 50% dịch vụ công trực tuyến toàn trình được tích hợp, cung cấp trên Cổng Dịch vụ công Quốc gia (244/244, đạt 100%, tiêu chí vượt kế hoạch đề ra); Tỷ lệ hồ sơ giải quyết trực tuyến trên tổng số hồ sơ đạt tối thiểu 40% tại cấp huyện và 30% tại cấp xã, so với kế hoạch đạt (Kết quả: Cấp huyện: 12.447/19.958 hồ sơ, đạt 62,37%; cấp xã: 5.441/8.259 hồ sơ, đạt 65,88%); 50% thanh toán trực tuyến trên Cổng Dịch vụ công Quốc gia trên tổng số giao dịch thanh toán của dịch vụ công; 70% thủ tục hành chính có yêu cầu nghĩa vụ tài chính được thanh toán trực tuyến trên Cổng Dịch vụ công Quốc gia (Tiêu chí không đạt (kết quả mới đạt 11,89%); Trên 50% hoạt động kiểm tra hành chính định kỳ của cơ quan quản lý nhà nước đối với đối tượng quản lý được thực hiện thông qua môi trường số và hệ thống thông tin của cơ quan quản lý, hiện tại tiêu chí này đã được thanh tra tỉnh đang triển khai, thực hiện (Tiêu chí đạt); 100% chế độ báo cáo, chỉ tiêu tổng hợp báo cáo định kỳ và báo cáo thống kê về kinh tế - xã hội của địa phương để phục vụ sự chỉ đạo, điều hành của cấp ủy, chính quyền cấp tỉnh, huyện, xã được thực hiện trên hệ thống thông tin báo cáo tỉnh và kết nối, tích hợp, chia sẻ dữ liệu số trên Hệ thống thông tin báo cáo Quốc gia (Đã triển khai: Đánh giá đạt); Trên 60% cán bộ, công chức, viên chức được tập huấn, bồi dưỡng, phổ cập kỹ năng số cơ bản (Đánh giá đạt).
Kinh tế số (05 chỉ tiêu: 04 chỉ tiêu đạt và 01 chỉ tiêu chưa đạt): Tỷ lệ doanh nghiệp sử dụng hợp đồng điện tử đạt 70% (Đánh giá chưa đạt). Tỷ lệ doanh nghiệp nộp thuế điện tử đạt 99,8% (Đánh giá đạt). Tổ chức triển khai kế hoạch hành động thúc đẩy chuyển đổi số, thanh toán không dùng tiền mặt trong các cơ sở giáo dục, y tế thuộc phạm vi quản lý, đã triển khai (Đánh giá đạt). Trên 90% doanh nghiệp nhỏ và vừa được tiếp cận dùng thử các nền tảng chuyển đổi số, trên 40% doanh nghiệp nhỏ và vừa thường xuyên sử dụng các nền tảng chuyển đổi số (Đánh giá đạt); 60% doanh nghiệp tại các khu công nghiệp trên địa bàn huyện ứng dụng các nền tảng số trong quản trị, sản xuất để thay đổi quy trình sản xuất, kinh doanh, tăng năng suất, hiệu quả hoạt động, giảm phát thải (Đánh giá đạt).
Xã hội số (07 chỉ tiêu: 04 chỉ tiêu đạt và 03 chỉ tiêu chưa đạt): Tỷ lệ hộ gia đình có đường Internet cáp quang băng rộng trên 86%, kết quả hiện nay đạt (Đánh giá đạt); Tỷ lệ dân số trưởng thành có tài khoản định danh điện tử trên 50% (Đánh giá đạt); Tỷ lệ dân số trưởng thành trở lên có chữ ký số cá nhân trên 40% (Đánh giá chưa đạt). Tỷ lệ dân số từ 15 tuổi trở lên có tài khoản giao dịch thanh toán tại ngân hàng hoặc tổ chức được phép khác trên 80% (Đánh giá chưa đạt). Tỷ lệ dân số trưởng thành có tài khoản dịch vụ công trực tuyến trên 65%; trong đó 40% người dân trưởng thành có sử dụng dịch vụ công trực tuyến (Đánh giá chưa đạt); Tỷ lệ các cơ sở giáo dục từ tiểu học đến trung học phổ thông hoàn thiện được mô hình quản trị số, hoạt động số, chuẩn hóa dữ liệu số, kho học liệu số đạt tỷ lệ 40% (Đánh giá đạt). Tỷ lệ dân số có hồ sơ sức khỏe điện tử đạt 80% (Đánh giá đạt).
An toàn thông tin (04 chỉ tiêu: 03 chỉ tiêu đạt và 01 chỉ tiêu chưa đạt): Tỷ lệ hệ thống thông tin của cơ quan hành chính nhà nước hoàn thành phê duyệt cấp độ an toàn hệ thống thông tin trên 80% (Đánh giá đạt); Tỷ lệ hệ thống thông tin của cơ quan nhà nước đáp ứng yêu cầu bảo đảm an toàn hệ thống thông tin theo cấp độ trên 45% (Đánh giá chưa đạt); 100% các trang thông tin điện tử của cơ quan nhà nước trên địa bàn huyện được đánh giá an toàn thông tin và dán nhãn tín nhiệm mạng (Đánh giá đạt); Tham gia sử dụng nền tảng quản lý bảo đảm an toàn thông tin theo cấp độ theo hướng dẫn của Sở Thông tin và Truyền thông (Đánh giá đạt). Kết quả cụ thể thực hiện các nhiệm vụ:
Công tác lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành: UBND huyện ban hành Kế hoạch thực hiện Chiến lược phát triển lĩnh vực thông tin cơ sở đến năm 2025 trên địa bàn huyện Xuân Lộc; Kế hoạch nâng cao Chỉ số Chuyển đổi số trên địa bàn huyện Xuân Lộc; xây dựng Đề án chuyển đổi đài truyền thanh có dây/không dây FM sang Đài truyền thanh ứng dụng CNTT-VT; Kế hoạch chuyển đổi số huyện Xuân Lộc năm 2024; Kế hoạch tập huấn an toàn thông tin mạng và chuyển đổi số; Kế hoạch tuyên truyền an toàn an ninh mạng trên địa bàn huyện Xuân Lộc; Văn bản đề xuất chỉ tiêu DTI chuyển đổi số cấp huyện thuộc cấp huyện đánh giá gửi Sở Thông tin và Truyền thông; Triển khai các Quy định tiêu chuẩn, quy chuẩn hướng dẫn kỹ thuật phục vụ chuyển đổi số; Cử nhân sự tham gia Đội Ứng cứu sự cố an toàn thông tin mạng của UBND tỉnh Đồng Nai; Triển khai tài liệu hướng dẫn Chuyển đổi số tỉnh năm 2024; Góp ý dự thảo Kế hoạch Chuyển đổi số tỉnh Đồng Nai năm 2024, phiên bản 3.0, hướng tới Chính phủ số; Góp ý dự thảo Kế hoạch Chuyển đổi số tỉnh Đồng Nai năm 2024; Góp ý dự thảo Kế hoạch triển khai thực hiện Đề án số 1690/QĐ-TTg ngày 26/12/2023 của Thủ tướng Chính phủ; Thông báo đưa vào sử dụng trang thông tin điện tử chuyển đổi số tỉnh Đồng Nai.Tổ chức kiểm tra, hướng dẫn triển khai các ứng dụng công nghệ thông tin trong cải cách hành chính, chuyển đổi số và thực hiện tiêu chí nông thôn mới kiểu mẫu ngành văn hóa và thông tin trên địa bàn huyện Xuân Lộc, tại 15 xã, thị trấn trên địa bàn huyện; Tổ chức khảo sát hiện trạng cơ sở hạ tầng mạng của UBND huyện, để lập đề án nâng cấp hạ tầng mạng, tường lửa cho UBND huyện; Đóng góp ý kiến dự thảo bộ chỉ tiêu đánh giá DTI chuyển đổi số cấp tỉnh, huyện trên địa bàn tỉnh Đồng Nai. Tham mưu kế hoạch thực hiện đánh giá chỉ số chuyển đổi số năm 2024. Phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông tổ chức lớp tập huấn kỹ năng truyền thông trên mạng xã hội năm 2024 cho cán bộ, công chức, viên chức các cơ quan, đơn vị, địa phương trên địa bàn. Thực hiện phối hợp Phòng Kinh tế và Hạ tầng, Phòng Tài chính Kế hoạch rà soát thông tin các doanh nghiệp để triển khai hỗ trợ doanh nghiệp triển khai các nền tảng số: 1Office, Chatbot Bot Bán Hàng, giải pháp hỗ trợ bán hàng đa kênh (thoại, nhắn tin). Triển khai cài đặt phần mềm phòng, chống mã độc và chia sẻ thông tin với Trung tâm Giám sát an toàn không gian mạng quốc gia (NCSC) cho các phòng chuyên môn, UBND các xã, thị trấn trên địa bàn huyện. Phối hợp với các cơ quan đơn vị, UBND các xã thị trấn đăng ký 80 cán bộ, công chức dự tập huấn sử dụng phần mềm Power BI, lập Dashboard cho đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức trên địa bàn tỉnh Đồng Nai do Sở Thông tin và Truyền thông tổ chức. Tiếp tục đôn đốc các cơ quan, đơn vị, UBND các xã, thị trấn rà soát tài khoản truy cập hệ thống thông tin báo cáo tỉnh Đồng Nai, thiết lập các mẫu báo cáo trên hệ thống thông tin báo cáo tỉnh Đồng Nai. Tiếp tục hướng dẫn các cơ quan, đơn vị, UBND các xã, thị trấn số hóa bổ sung hồ sơ TTHC, kết quả TTHC trong kho lưu trữ tài liệu điện tử. Triển khai các quy định tiêu chuẩn, quy chuẩn hướng dẫn kỹ thuật phục vụ chuyển đổi số; Tổng hợp đăng ký nhu cầu sử dụng thiết bị lưu trữ an toàn; Rà soát bố trí nhân sự Chuyển đổi số trên địa bàn huyện; Báo cáo kết quả thực hiện Kế hoạch số 134/KH-UBND ngày 10/6/2022 của Ủy ban nhân dân tỉnh về triển khai thực hiện Quyết định số 146/QĐ-TTg ngày 28/1/2022 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án “Nâng cao nhận thức, phổ cập kỹ năng và phát triển nguồn nhân lực chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030" trên địa bàn tỉnh Đồng Nai; Triển khai tính năng cơ bản nền tảng tổng hợp phân tích dữ liệu; Triển khai tham gia các khóa đào tạo, bồi dưỡng về chuyển đổi số do Bộ TTTT tổ chức trên nền tảng MOOCs. Triển khai Thông tư 01/2023/TT-VPCP quy định một số nội dung và biện pháp thi hành trong số hóa hồ sơ, kết quả giải quyết thủ tục hành chính và thực hiện thủ tục hành chính trên môi trường điện tử. Đẩy mạnh thực hiện các giải pháp CCHC và nâng cao hiệu quả giải quyết TTHC, Cung cấp DVC phục vụ người dân, doanh nghiệp; Hướng dẫn đăng nhập Cổng dịch vụ công quốc gia qua ứng dụng VneID. Hướng dẫn cài đặt phần mềm phòng chống mã độc và chia sẻ thông tin với Trung tâm giám sát an toàn không gian mạng quốc gia (NCSC). Tăng cường thực hiện số hóa hồ sơ, kết quả giải quyết thủ tục hành chính trên địa bàn huyện Xuân Lộc theo quy định tại Nghị định số 107/2021/NĐ-CP của Chính phủ, Quyết định số 468/QĐ-TTg ngày 27/3/2021 của Thủ tướng Chính phủ, Nghị định số 45/2020/NĐ-CP ngày 08/04/2020 của Chính phủ và Thông tư số 01/2023/TT-VPCP của Văn phòng Chính phủ; Đẩy mạnh việc quản lý và tạo lập, lưu trữ văn bản điện tử trên phần mềm QLVB tỉnh Đồng Nai tại các cơ quan, đơn vị, UBND các xã, thị trấn trên địa bàn huyện theo Nghị định số 30/2020/NĐ-CP ngày 05/03/2020 của Chính phủ về công tác văn thư và Quyết định số 5118/QĐ-UBND ngày 30/9/2020 của UBND huyện về ban hành Quy chế về công tác Văn thư, Lưu trữ của UBND huyện Xuân Lộc. Tiếp tục tăng cường ứng dụng CNTT trong cải cách hành chính trên địa bàn huyện. Thực hiện nghiêm việc xử lý phản ánh kiến nghị trên Cổng dịch vụ công quốc gia Tổng đài 1022 tỉnh Đồng Nai ; Biện pháp bảo mật tài khoản người dùng trên Hệ thống thông tin giải quyết thủ tục hành chính tỉnh Đồng Nai; triển khai Nghị định số 82/2023/NĐ-CP của Chính phủ: Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 120/2016/NĐ-CP ngày 23/8/2016 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Phí và lệ phí. Hướng dẫn thực hiện các dịch vụ về chữ ký số chuyên dùng của Ban Cơ yếu Chính Phủ. Triển khai, thực hiện Quyết định số 06/2024/QĐ-UBND ngày 22/01/2024.
Về công tác hoàn thiện thể chế số: Ban hành các kế hoạch, cụ thể: Kế hoạch số 75/KH-UBND ngày 14/3/2024 của UBND huyện về chuyển đổi số huyện Xuân Lộc năm 2024; Kế hoạch số 76/KH-UBND ngày 14/3/2024 của UBND huyện về nâng cao chỉ số DTI Chuyển đổi số trên địa bàn huyện Xuân Lộc; Kế hoạch số 106/KH-UBND ngày 05/4/2024 của UBND huyện về tập huấn kỹ năng bảo đảm an toàn thông tin mạng và nâng cao kiến thức chuyển đổi số trên địa bàn huyện Xuân Lộc; Kế hoạch số 141/KH-UBND ngày 15/5/2024 của UBND huyện về tổ chức tập huấn ký số, số hóa hồ sơ thủ tục hành chính, thanh toán trực tuyến trên bàn huyện Xuân Lộc; Kế hoạch số 184/KH-UBND ngày 19/7/2024 của UBND huyện về chuyển đổi số huyện Xuân Lộc năm 2024 (thay thế kế hoạch số 75/KH-UBND ngày 14/03/2024); Kế hoạch số 230/KH-UBND ngày 25/9/2024 của UBND tỉnh Đồng Nai về việc tổ chức các hoạt động Ngày Chuyển đổi số tỉnh Đồng Nai năm 2024; Kế hoạch số 235/KH-UBND ngày 30/9/2024 của UBND huyện về việc tổ chức Hội thi tìm hiểu ứng dụng CNTT trong Cải cách hành chính, Chuyển đổi số huyện Xuân Lộc năm 2024.
Ngoài ra, xây dựng Đề án Chuyển đổi Đài truyền thanh có dây/không dây FM sang Đài truyền thanh ứng dụng Công nghệ thông tin - viễn thông. Hiện đã xây dựng hoàn thiện đề án và đang lấy ý kiến của thành viên UBND huyện; Tổ chức khảo sát xây dựng dự án nâng cấp hệ thống mạng và thiết lập tường lửa của tại các cơ quan chuyên môn của UBND huyện; Tổ chức khảo sát xây dựng dự án thiết lập hệ thống Wifi công cộng tại Trung tâm Hội nghị huyện, Công viên 9/4, Đài tưởng niệm Liệt sỹ huyện.
Công tác tổ chức triển khai thực hiện: Hạ tầng số, 100% các cơ quan, đơn vị, địa phương trên địa bàn huyện đã được kết nối internet phục vụ nhu cầu ứng dụng CNTT, cụ thể: Trên địa bàn huyện hiện nay có 454 máy tính, máy in 308, máy phô tô 42, máy scan 58, thiết bị mạng 106 (trong đó: Cấp huyện 13 cơ quan thuộc huyện: 122 máy tính, 13 máy phô tô, 15 máy scan, máy in 115, thiết bị mạng 32 cái; cấp xã: 332 máy tính, 29 máy phô tô, 43 máy scan, máy in 265, thiết bị mạng 74 cái). Tỷ lệ công chức, viên chức được trang bị máy tính phục vụ công việc đảm bảo 01 máy/01 người (đạt 100%); 100% máy tính được kết nối với đường truyền internet, đảm bảo đáp ứng yêu cầu kết nối thông tin trực tuyến. Ngoài ra, UBND huyện Xuân Lộc đã kết nối, vận hành, khai thác mạng TSLCD để triển khai những hệ thống nghiệp vụ như hệ thống một cửa, hệ thống quản lý hồ sơ công việc, hệ thống hội nghị trực tuyến, hệ thống thông tin báo cáo của tỉnh, hệ thống báo cáo kiểm soát thủ tục hành chính, thực hiện phần mềm ký số trực tuyến…, phục vụ công tác họp chỉ đạo, điều hành của UBND huyện và các phần mềm chuyên dùng khác. Đồng thời, UBND huyện trang bị bộ máy tính hướng dẫn người dân thực hiện DVC trực tuyến tại bộ phận một cửa cấp huyện và cấp xã; sử dụng nền tảng Cổng dịch vụ công quốc gia, Cổng dịch vụ công tỉnh Đồng Nai để tiếp nhận và giải quyết TTHC, tra cứu định danh người dân thông qua chia sẻ dữ liệu VneID. Ngoài ra, cơ sở hạ tầng viễn thông trên địa bàn phục vụ công tác chuyển đổi số: 92/92 khu, ấp có phát sóng 3G, 4G; phủ sóng băng thông rộng di động đạt 100%, tạo điều kiện thuận lợi cho người dân trong việc tra cứu, truy cập thông tin trên môi trường mạng được thuận lợi; có 92/92 khu, ấp triển khai các điểm Wifi miễn phí, gồm: UBND xã, Trung tâm VHTT-HTCĐ, Nhà văn hóa ấp, trường học, điểm du lịch có phủ sóng Wifi miễn phí phục vụ người dân.
Về công tác bồi dưỡng, phát triển nhân lực: Trong năm tham gia các lớp đào tạo, bồi dưỡng về chuyển đổi số trên nền tảng mở MOOCs do Sở Thông tin và Truyền thông tổ chức kỹ năng bảo đảm an toàn thông tin mạng và nâng cao kiến thức chuyển đổi số và kỹ năng an toàn thông tin cho bản thân; chương trình đào tạo trực tuyến về an toàn thông tin cơ bản cho cơ quan nhà nước. Kết quả: Số học viên gắn với khóa học 534 học viên (Trong đó tham gia học 350 học viên, hoàn thành khóa học 311 học viên, đạt 58%). Phối hợp với Công an huyện Xuân Lộc tổ chức tập huấn nâng cao kiến thức về Đề án 06 của Thủ tướng Chính phủ trên nền tảng học trực tuyến, với sự tham gia của 162 cán bộ công chức, viên chức các cơ quan, đơn vị, UBND các xã, thị trấn, trên địa bàn huyện Xuân Lộc. UBND huyện ban hành Kế hoạch tuyên truyền, nâng cao nhận thức và phổ biến kiến thức về chuyển đổi số, an toàn thông tin trên địa bàn huyện Xuân Lộc với 250 người tham dự. Cử 01 công chức tham gia lớp tham gia đội ứng cứu sự cố an toàn an ninh thông tin tỉnh Đồng Nai; Cử chuyên viên tham mưu tham gia tập huấn an toàn thông tin do cục an toàn thông tin tổ chức tại thành phố Bà Rịa - Vũng Tàu.
Dữ liệu số: Tiếp tục tăng cường thực hiện số hóa kết quả, hồ sơ thủ tục hành chính tại các cơ quan đơn vị, UBND các xã, thị trấn. Kết quả: số lượng hồ sơ TTHC đã số hóa đạt 45,8%. Ngành Lao động - Thương binh và Xã hội: Toàn huyện đã thực hiện xong nhập liệu danh sách trẻ em lên phần mềm được 63.841/63.841 trẻ, đạt 100%. Đã thực hiện làm sạch và phối hợp lực lượng Công an nhập dữ liệu người có công trên hệ thống cơ sở dữ liệu Quốc gia về dân cư trên địa bàn huyện 912/912 trường hợp đạt 100%. Đã tổng hợp, rà soát cung cấp xong thông tin 2.717 người có công trên địa bàn huyện về cho Sở Lao động - Thương binh và Xã hội. Kết quả: thực hiện chi trả qua hệ thống ATM, không dùng tiền mặt cho 6.102/8.229 đối tượng bảo trợ xã hội đủ điều kiện mở thẻ (đạt 74%), 758/874 người có công với cách mạng đủ điều kiện mở thẻ (đạt 86%). Thực hiện giải quyết mai táng phí cho 04 người có công với cách mạng thuộc nhóm thủ tục hành chính liên thông theo Đề án 06 của Thủ tướng Chính phủ; 100% (15/15 Trung tâm Y tế xã, thị trấn) khám chữa bệnh bảo hiểm y tế thực hiện tra cứu thông tin thẻ Bảo hiểm y tế (BHYT) bằng căn cước công dân.Trung tâm Y tế huyện đã thực hiện liên thông dữ liệu giấy chứng sinh, giấy báo tử, giấy khám sức khỏe lái xe lên cổng giám định BHYT phục vụ Đề án 06 từ ngày 01/03/2023. Đến nay đã tiếp nhận hồ sơ liên thông cụ thể như sau: giấy chứng sinh: 765 trường hợp; giấy báo tử: 29 trường hợp; giấy khám sức khỏe lái xe: 4.185 trường hợp; tiếp nhận thanh toán không dùng tiền mặt để chi trả viện phí, dịch vụ y tế. Đã tiếp nhận, cập nhật danh sách 609 trường hợp người bệnh nội trú thông qua phần mềm Quản lý lưu trú ASM. Tiếp tục tổ chức tiếp nhận và cấp tài khoản định danh điện tử (ĐDĐT) cho người dân trên địa bàn huyện, tính đến nay đã tiếp nhận cấp tài khoản ĐDĐT 203.329 hồ sơ trong đó: mức 1: 42.994, mức 2: 160.335, đã kích hoạt 149.318 tài khoản (mức 1: 5.932, mức 2: 143.386). Duy trì cập nhật thông tin cán bộ, công chức, viên chức trên phần mềm quản lý cán bộ công chức ngành Nội vụ. Tiếp tục triển khai hướng dẫn người dân thực hiện cài đặt và sử dụng ứng VNeID cho người dân trong độ tuổi từ 14 tuổi trở lên trên địa bàn huyện, tổ chức thu thập làm sạch, chỉnh lý dữ liệu dân cư.
An toàn thông tin mạng: Phê duyệt hồ sơ cấp độ 2 an toàn hệ thống thông tin cho hệ thống mạng nội bộ của UBND huyện Xuân Lộc, đồng thời đôn đốc và hướng dẫn cho UBND cấp xã làm hồ sơ cấp độ 1 an toàn hệ thống thông tin cho hệ thống mạng nội bộ, dự kiến trong tháng 12/2024 hoàn thành.
Chính phủ số: Nâng cao chất lượng, tỷ lệ giao dịch, trao đổi thông tin qua mạng. Được kết nối truyền dẫn nội bộ, đẩy nhanh tiến độ và nâng cao hiệu quả trong mọi hoạt động chỉ đạo, điều hành và xử lý công việc, giải quyết thủ tục dịch vụ công trực tuyến. Kết quả triển khai, thực hiện, cụ thể như sau: 100% cán bộ, công chức, viên chức thuộc các cơ quan, đơn vị đã sử dụng Phần mềm quản lý văn bản và điều hành công việc (qlvb-xuanloc.dongnai.gov.vn) để tiếp nhận, xử lý công việc thay thế cho phần mềm quản lý văn bản và hồ sơ công việc (I-Office Plus) kể từ ngày 01/10/2023 theo chỉ đạo của tỉnh. Tổng số tài khoản sử dụng phần mềm quản lý văn bản và hồ sơ công việc trên số tài khoản được cấp là 626/626. Trong năm số văn bản (đi/đến) được gửi nhận trên môi trường mạng/tổng số văn bản (đi/đến) thực tế của đơn vị (97412.124/9741), đạt 100%; ứng dụng chứng thư số trong việc gửi nhận văn bản điện tử. Trong cấp mới: 202 chứng thư số, thu hồi: 3 chữ ký số. Kết quả đến nay: 303 chứng thư số. Hướng dẫn các cơ quan, đơn vị 15 xã, thị trấn thực hiện ký số trực tuyến thông qua 02 nhóm thủ tục hành chính liên thông ngành Tư pháp. Kết quả thực hiện dịch vụ công trực tuyến đến nay: Toàn huyện có 526 thủ tục, trong đó thủ tục dịch vụ công một phần và toàn trình: 313 thủ tục. Kết quả một phần và toàn trình: 22140/33926 hồ sơ, đạt 65,26%, cụ thể: Cấp huyện có 347 thủ tục, trong đó thủ tục dịch vụ công một phần và toàn trình: 222 thủ tục. Kết quả một phần và toàn trình: 15370/23997 hồ sơ, đạt 64,05%. Cấp xã có 179 thủ tục, trong đó thủ tục dịch vụ công một phần và toàn trình: 91 thủ tục. Kết quả một phần và toàn trình trên cổng DVC tỉnh Đồng Nai: 6770/9929 hồ sơ, đạt 68,18%. Triển khai thanh toán trực tuyến tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả huyện và 15 xã, thị trấn. Ước đến cuối năm 2024, tỷ lệ hồ hơ thực hiện thanh toán trực tuyến trên tổng số hồ sơ đạt 15%.Tiếp tục thực hiện thu phí, lệ phí các thủ tục hành chính trên hệ thống một cửa tỉnh Đồng Nai. Đẩy mạnh tuyên truyền khuyến khích người dân nộp phí, lệ phí trực tuyến trên cổng dịch vụ công quốc gia, khi sử dụng dịch vụ công trực tuyến. Tiếp tục tuyên truyền, hướng dẫn, vận động nhân dân cài đặt các ứng dụng nền tảng như: Sổ tay sức khỏe điện tử, DVC Đồng Nai, VssID, VneID, tổng đài 1022…
Kinh tế số và Xã hội số: Trong năm UBND huyện tổ chức các lớp tập huấn hướng dẫn ứng dụng phần mềm truy xuất nguồn gốc sản phẩm cho hơn 300 lượt người tham dự bao gồm các hộ đăng ký hỗ trợ chứng nhận sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP năm 2024, các hộ sản xuất trồng trọt có nhu cầu ứng dụng phần mềm truy xuất nguồn gốc sản phẩm…Phối hợp Sở Công thương hỗ trợ các tiểu thương, hộ kinh doanh đưa sản phẩm lên Sàn thương mại điện tử của tỉnh cung ứng thị trường và hỗ trợ đăng ký sản phẩm OCOP, website quảng bá thương hiệu cho các tiểu thương. Phối hợp với các doanh nghiệp công nghệ số cung cấp các dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt để triển khai sử dụng đến người dân và doanh nghiệp trên địa bàn huyện. Đến thời điểm hiện tại các địa phương tổ chức triển khai thực hiện thanh toán không dùng tiền mặt, kết quả: 5.006 hộ kinh doanh, hợp tác xã; 4.654 người dân, hộ buôn bán nhỏ; 227 công ty, doanh nghiệp sử dụng các phương thức thanh toán không dùng tiền mặt bằng hình thức quét mã QR; tuyên truyền, hướng dẫn người dân, doanh nghiệp tham gia khai thác, sử dụng chữ ký số, hóa đơn điện tử, biên lai điện tử: qua thống kê có 863/863 doanh nghiệp sử dụng hóa đơn điện tử và nộp thuế điện tử, hợp đồng điện tử; 2276 người dân, doanh nghiệp sử dụng chữ ký số trong các hoạt động giao dịch trên môi trường mạng. Tiếp tục triển khai ứng dụng các phần mềm, nền tảng số vào công tác chuyên môn nghiệp vụ, chỉ đạo điều hành như: phần mềm quản lý trường học VNedu, quản lý văn bản và điều hành, quản lý CBCC ngành Nội vụ, quản lý kế toán Das-HCSN, quản lý công sản Misa, quản lý đất đai, quản lý trẻ em, phần mềm dạy học trực tuyến, VNeID…Tiếp tục tăng cường cấp chứng thư số cho cán bộ, công chức, viên chức các cơ quan, đơn vị; UBND các xã, thị trấn và đẩy mạnh ứng dụng chứng thư số, chữ ký số trong hoạt động xác thực điện tử, ký số văn bản điện tử... Ngành Giáo dục và Đào tạo cũng đã triển khai ứng dụng khoa học công nghệ trong công tác quản lý điều hành: Có (48/48) đơn vị trường Tiểu học, Trung học cơ sở trên địa bàn huyện đã thực hiện việc sử dụng sổ điểm điện tử, học bạ điện tử trong năm học 2023-2024. Các đơn vị có kế hoạch và quy chế sử dụng sổ điểm điện tử, học bạ điện tử. Một số đơn vị (Trường THCS Trưng Vương, THCS Nguyễn Đình Chiểu, THCS Xuân Hòa) đã mua và sử dụng chữ ký số của VNPT cho giáo viên để ký học bạ điện tử. Tất cả các đơn vị trường học sử dụng các phần mềm kế toán, thư viện, thiết bị, quản lý văn bằng và khai thác hết các chức năng trong năm học 2023-2024. Một số đơn vị (THCS Trưng Vương, Ngô Sỹ Liên…) đã sử dụng phần mềm VNPT, MS-Tearm để quản lý hồ sơ sổ sách và phê duyệt các kế hoạch của tổ chuyên môn và giáo viên. Tổ chức triển khai các mô hình theo Đề án 06, cụ thể như sau:
Mô hình 9: Triển khai nền tảng quản lý lưu trú tại: Nhà trọ; Nhà nghỉ; Khách sạn 2-3 sao; Khách sạn 4 sao; Khách sạn 5 sao; Nhà khách; Nhà công vụ: đã triển khai thực hiện. Kết quả cụ thể: Số lượng cơ sở đã triển khai và tạo tài khoản: 151 tài khoản/151 cơ sở; Số lượt tiếp nhận, cập nhật thông qua phần mềm Quản lý lưu trú ASM: 8.822 trường hợp.
Mô hình 11: Triển khai nền tảng quản lý lưu trú tại cơ sở khám chữa bệnh (Trung tâm y tế huyện Xuân Lộc). Kết quả cụ thể: Số lượng cơ sở đã triển khai và tạo tài khoản: 01 tài khoản/01 cơ sở; Số lượt tiếp nhận, cập nhật thông qua phần mềm Quản lý lưu trú ASM: 609 trường hợp.
Mô hình 29: Triển khai tố giác tội phạm qua ứng dụng VNeID. Hướng dẫn 100% công dân khi đến trụ sở cơ quan Công an trình báo có ứng dụng VNeID phải gửi tố giác, tin báo về tội phạm qua chức năng gửi “kiến nghị phản ánh về an ninh trật tự" trên ứng dụng VNeID.
Ngoài ra, UBND huyện triển khai, thực hiện công tác chuyển đổi số cấp xã, phối hợp các đơn vị tổ chức các lớp tập huấn tuyên truyền sâu rộng đến người dân về công tác Chuyển đổi số, sử dụng các dịch vụ công, các dịch vụ tiện ích, các kỹ năng số cơ bản và cần thiết nhằm mục đích quảng bá, quảng cáo, bán các sản phẩm trên môi trường số để người dân nắm bắt, đồng thuận và triển khai thực tế vào đời sống. Bên cạnh đó, Đài phát thanh xã tiếp âm Đài huyện, tỉnh về tuyên truyền chuyên mục chuyển đổi số trên hệ thống truyền thanh xã 30 phút/tuần (ngày 10 phút/3 ngày/tuần).Tổ chức tuyên truyền, vận động người dân tham gia cài đặt ứng dụng khám chữa bệnh từ xa; đến nay, tổng số người dân tham gia và sử dụng ứng dụng khám chữa bệnh từ xa “Sổ sức khỏe điện tử" là 235.439/241.594 người, chiếm tỷ lệ 97,45%.
Công tác tuyên truyền, truyền thông về chuyển đổi số: Nhân dịp hưởng ứng ngày chuyển đổi số Quốc gia 10/10 và tuần lễ chuyển đổi số Quốc gia năm 2024, cụ thể: Tham gia gia diễn tập thực chiến An toàn thông tin cho hệ thống theo kế hoạch của UBND tỉnh; Thành lập 15 đội thi là các thành viên tổ công nghệ số cộng đồng của 15 xã, thị trấn tham gia hội thi “Đấu trường Chuyển đổi số, Chuyển đổi xanh" tại huyện Định Quán, kết quả: 01 giải nhì (Đội thị trấn Gia Ray); 02 giải 3 (Đội xã Xuân Thọ; Suối Cao); cử 01 thành viên đại diện cho 01 tổ CNSCĐ tiêu biểu để tham dự Chương trình chào mừng Ngày Chuyển đổi số quốc gia năm 2024. Phối hợp với Huyện đoàn thực hiện gian hàng sử dụng mạng xã hội để livestream bán sản phẩm địa phương (cụ thể: cà phê, bánh thuyền, hạt điều các vị); Tham gia sáng tạo vẽ tranh, video clip truyền thông bằng AI do tỉnh tổ chức.Tổ chức các hoạt động hưởng ứng Ngày chuyển đổi số quốc gia năm 2024 tại huyện: UBND huyện Tổ chức Hội thi “Tìm hiểu ứng dụng CNTT trong CCHC, chuyển đổi số" huyện Xuân Lộc năm 2024, với sự tham gia của 15 xã, thị trấn với 2 vòng thi, tập trung tuyên truyền, giới thiệu về kết quả thực hiện chuyển đổi số ở địa phương, về hoạt động của Tổ công nghệ số cộng đồng; về kiến thức cải cách hành chính. Tuyên truyền treo 500 tấm băng rôn, pa nô, khẩu hiệu tuyên truyền; thực hiện 10 chuyên mục phát trên hệ thống Đài truyền thanh; đăng tải các bài viết, phóng sự trên cổng thông tin điện tử, các trang mạng xã hội. Các đơn vị ngân hàng, viễn thông tham gia cùng thành viên của các Tổ công nghệ số cộng đồng tại cấp xã tổ chức ra quân “đi từng ngõ, gõ từng nhà, hướng dẫn từng người dân sử dụng dịch vụ, các ứng dụng để phát triển kinh tế số" về hướng dẫn việc sử dụng dịch vụ công trực tuyến; thanh toán không dùng tiền mặt; thanh toán phí lệ phí TTHC trực tuyến; tuyên truyền miễn phí máy điện thoại 4G cho người dân trên địa bàn huyện đang dùng điện thoại 2G; chữ ký số miễn phí, …tại các chợ, siêu thị, cửa hàng…
Chia sẻ bài toán, sáng kiến, cách làm về chuyển đổi số: Tuyên truyền đến toàn thể cán bộ, công chức, viên chức, người lao động và người dân trên địa bàn huyện truy cập Chuyên mục câu chuyện chuyển đổi số trên trang thông tin điện tử http://t63.mic.gov.vn, http://c63.mic.gov.vn/ để tham khảo những sáng kiến, cách làm, kinh nghiệm, bài học, mô hình hay về chuyển đổi số; đồng thời tham gia trực tuyến chia sẻ các câu chuyện chuyển đổi số của cơ quan, đơn vị trên các Chuyên mục để tham khảo những sáng kiến, cách làm, kinh nghiệm, bài học, mô hình hay về chuyển đổi số.
Công tác truyền thông về chuyển đổi số: Đã quán triệt triển khai về chuyển đổi số cho cán bộ chủ chốt huyện và xã, thị trấn với hơn 250 người tham dự (do Huyện ủy và UBND huyện tổ chức: học tập Nghị quyết 05 của Tỉnh ủy, hội nghị triển khai đến lãnh đạo các cơ quan, đơn vị, UBND các xã, thị trấn) và thông qua các cuộc họp giao ban hàng tháng về cải cách hành chính. Bên cạnh đó, Trung tâm Văn hóa, Thông tin, Thể thao và Bảo tồn thiên nhiên núi Chứa Chan đã xây dựng chuyên mục tuyên truyền về chuyển đổi số trên hệ thống truyền thanh huyện và xã, thị trấn 16 phút/ngày (sáng 8 phút, chiều 8 phút) kết quả năm 2024 đã tuyên truyền 61.440 phút (cấp huyện 3.840 phút; cấp xã 57.600 phút); đăng trên cổng thông tin điện tử huyện 40 tin, bài về chuyển đổi số. Ngoài ra, tuyên truyền các dịch vụ công trực tuyến đến người dân và doanh nghiệp, thuận tiện trong việc thực hiện các thủ tục hành chính tạo thuận lợi, nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân, môi trường minh bạch, thu hút mạnh mẽ các dự án đầu tư và phát triển các thành phần kinh tế thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn huyện
Đánh giá: Cán bộ phụ trách công tác chuyển đổi số ở cấp xã còn kiêm nhiệm nhiều việc nên chưa tập trung cho công tác tham mưu công tác chuyển đổi số tại địa phương. Một số thành viên Tổ công nghệ số cộng đồng chưa nắm được những kiến thức cơ bản về chuyển đổi số, cũng như kỹ năng hướng dẫn người dân chuyển đổi số. Do chưa có quy định về bố trí kinh phí hỗ trợ cho hoạt động của Tổ công nghệ số cộng đồng nên hoạt động của tổ còn gặp nhiều khó khăn.Công tác tiếp cận triển khai hướng dẫn, tổ chức hội nghị, hội thảo tuyên truyền, hỗ trợ chuyển đổi số cho các doanh nghiệp; hướng dẫn, tập huấn cho người dân tham gia sàn giao dịch điện tử chưa được thường xuyên. Người dân chưa có nhu cầu sử dụng chữ ký số trong các hoạt động trên môi trường mạng; các Doanh nghiệp chưa quen sử dụng hợp đồng điện tử nên tỷ lệ sử dụng chữ ký số và hợp đồng điện tử còn thấp. Người dân chưa có thói quen sử dụng các dịch vụ khám chữa bệnh từ xa. Hệ thống mạng nội bộ của UBND huyện, UBND các xã, thị trấn còn ở mức cơ bản chưa đảm bảo công tác bảo mật an toàn thông tin mạng.
Nhiệm vụ trong thời gian tời: Lập hồ sơ đầu tư dự án trang bị hệ thống truyền thanh Ứng dụng CNTT-VT tại thị trấn Gia Ray và bảng điện tử cho huyện, xã, thị trấn, hệ thống wifi công cộng. Lập hồ sơ đầu tư nâng cấp hệ thống mạng máy tính của UBND huyện, xã, thị trấn, đảm bảo tính bảo mật đáp ứng nhu cầu sử dụng. Rà soát trang thiết bị phục vụ công tác số hóa hồ sơ tài liệu của các cơ quan chuyên môn, UBND các xã, thị trấn. Đẩy mạnh công tác thực hiện số hóa kết quả giải quyết thủ tục hành chính trên địa bàn huyện nhằm nâng cao tỷ lệ số hóa hồ sơ thủ tục hành chính. Tiếp tục phối hợp với các doanh nghiệp công nghệ số triển khai cung ứng các dịch vụ, giải pháp thanh toán không dùng tiền mặt cho người dân, doanh nghiệp trên địa bàn huyện.Tuyên truyền đến các doanh nghiệp tầm quan trọng của chuyển đổi số trong doanh nghiệp. Tìm kiếm và triển khai các giải pháp tiếp cận, hướng dẫn, hỗ trợ, khuyến khích nâng cao tỷ lệ các doanh nghiệp sử dụng các nền tảng số. Tiếp tục phối hợp các cơ quan liên quan thực hiện đào tạo, nâng cao nhận thức về Chuyển đổi số cho cán bộ, công chức, viên chức, người dân trên địa bàn huyện; Hướng dẫn cấp xã xây dựng hồ sơ đánh giá an toàn thông tin cấp độ 1 cho hệ thống mạng nội bộ cấp xã theo quy định. Tiếp tục triển khai thực hiện các nhiệm vụ tại Đề án “phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022 - 2025, tầm nhìn đến năm 2030" trên địa bàn huyện; Tiếp tục đẩy mạnh thực hiện báo cáo kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh trên Hệ thống thông tin báo cáo tỉnh Đồng Nai và Hệ thống tin tin báo cáo Chính phủ. Đẩy mạnh triển khai thực hiện thu phí, lệ phí trực tuyến không dùng tiền mặt tại bộ phận một cửa huyện và các xã, thị trấn.