Từ nhiều năm nay, chị Nga ở ấp Tân Hòa cho biết hầu như không còn dùng tiền mặt trong các giao dịch hàng ngày. Các khoản thanh toán định kỳ của gia đình như tiền điện, tiền nước, tiền cước viễn thông, tiền học cho con đều được chị thanh toán tự động. Nhiều khoản trước đây thanh toán trực tiếp như mỗi khi đi đi chợ mua sắm thì giờ đây cũng được chị thanh toán trực tuyến.
Những tiệm tạp hóa, mỹ phẩm, điện cơ, làm đẹp…trên địa bàn xã Xuân Thành đều có mã QR của cửa hàng để mọi người giao dịch khi đi mua sắm, người dân đã quen với việc chuyển khoản khi mua hàng. Bên cạnh đó các cơ sở tư nhân trên địa bàn xã cũng thanh toán lương cho nhân công thuê hằng ngày cũng bằng hình thức chuyển khoản, điều này trước đây các công ty doanh nghiệp lớn mới thực hiện.
Ảnh: Hình ảnh tại quán tạp hóa Nga Bảo
Những năm gần đây, bà con nông dân trong xã cũng mạnh dạn ứng dụng chuyển đổi số trong các hoạt động sản xuất và tiêu thụ nông sản. Các công việc trước đây được thực hiện thủ công như tưới nước, phun thuốc bảo vệ thực vật… hiện nay cũng đã được thực hiện tự động hoá.
Ảnh: Tưới hệ thống tự động cho rau màu vườn rau ông Nguyễn Kha
Đặc biệt, nhiều người dân đã tận dụng mạng xã hội để quảng bá sản phẩm của mình đến khắp mọi miền tổ quốc cũng như ra thế giới, qua đây giúp mở rộng thị trường tiêu thụ, giảm bớt khâu trung gian, từ đó mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn. Mô hình dưa lưới ấp Trảng Táo cũng được các tỉnh trên đất nước biết đến nhờ quảng bá sản phẩm qua mạng xã hội, đầu ra luôn đảm bảo nguồn tiêu thụ.
Chuyển đổi số được ứng dụng đã và đang mang lại nhiều giá trị, tiện ích cho người dân, đã tạo ra một sự phát triển bền vững và tiến bộ trong việc phục vụ và nâng cao chất lượng cuộc sống của cộng đồng. Trong quá trình sử dụng các nền tảng ứng dụng chuyển đổi số, người dân cũng cần tỉnh táo để tránh bị kẻ xấu lợi dụng, lừa đảo về kinh tế cũng như để lộ thông tin cá nhân gây thiệt hại về kinh tế.