Thứ 6 - 26/02/2016
Màu đỏ Màu xanh nước biển Màu vàng Màu xanh lá cây
Xuân Lộc: Công tác dân tộc 5 năm nhìn lại

​Giai đoạn từ năm 2019 đến nay có ý nghĩa quan trọng trong việc thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội mà Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện Xuân Lộc lần thứ VII đề ra. Đây cũng là giai đoạn đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19, tình hìnhsuy thoái kinh tế thế giới và khu vực,… Thế nhưng bằng sự nỗ lực vượt khó, tinh thần đoàn kết, linh hoạt, sáng tạo, sự chung tay vào cuộc quyết liệt của cả hệ thống chính trị, cộng đồng các dân tộc và mọi tầng lớp nhân dân đã giúp cho Xuân Lộc vượt qua khó khăn, gặt hái được nhiều thành quả khích lệ trên các mặt kinh tế-xã hội, quốc phòng- an ninh. Đặc biệt vào ngày 4/4/2024, Xuân Lộc được Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang đã ký Quyết định 276/QĐ-TTg công nhận huyện đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao năm 2023.  Xuân Lộc là huyện đầu tiên của tỉnh Đồng Nai và là một trong 3 huyện đầu tiên của cả nước cán đích nông thôn mới nâng cao.

 IMG_1712.JPG

Huyện Xuân Lộc có vị trí địa lí điểm đầu của tỉnh Đồng Nai,nằm trong vùng kinh tế trọng diểm phía Nam.Huyện có điều kiện thuận lợi về khí hậu, thổ nhưỡng đất đai và nguồn nhân lực dồi dào. Hạ tầng giao thông phát triểnđa dạng, đồng bộ như: tuyến quốc lộ 1, cao tốc Phan Thiết- Dầu Giây, đường sắt Bắc-Nam, các tuyến đường liên tỉnh như: ĐT.763, ĐT.765, ĐT.765B, ĐT.766, ĐT.772, ĐT.779, đều là những đầu mối giao thông quan trọng nối liền các tỉnh của miền Nam, miền Trung và các tỉnh phía Bắc….đặc biệt làsự kết nối giao thương thuận lợi giữa Đồng Nai với các tỉnh duyên hải Nam Trung Bộ, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, tỉnh Bình Dương và Thành phố Hồ Chí Minh.

ey54rty45rt645.jpg

Là vùng đất giàu tiềm năngvề phát triển kinh tế trên các lĩnh vực: Nông nghiệp, công nghiệp, thương mại dịch vụ. Do vậy trong thời gian qua, Xuân Lộc đã có sức hút đối với các nhà đầu tư, doanh nghiệp và nhân dân khắp miền đất nước về đây lập nghiệp, sinh sống; tạo ramột không gian phát triển đa dạng phong phúvề văn hóa và kinh tế.Theo thống kê, giai đoạn 2019-2024, huyện Xuân Lộc có 34 thành phần dân tộc, ngoài dân tộc Kinh chiếm đa số, huyện có 33 dân tộc thiểu số (DTTS) sinh sống, trong đó có các đồng bào dân tộc như: Chơro, Hoa, Tày, Nùng, Khmer, Chăm, S'tiêng,vv… Tổng số hộ DTTS là 4.522, với 20.075 nhân khẩu, chiếm trên 8,6% dân số toàn huyện.Huyện có 06 làng dân tộc tập trung sinh sống gồm: làng dân tộc Chơ ro ấp Bình Hòa xã Xuân Phú; làng dân tộc S'tiêng và làng dân tộc Chơro xã Xuân Hòa; làng dân tộc Chơro ấp Trung Sơn xã Xuân Trường; làng dân tộc Chơro ấp Thọ Trung xã Xuân Thọ và làng dân tộc Chăm ấp 4 xã Xuân Hưng.

rhyutrhytr.jpg

Trong những năm qua , được sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo sâu sát của Tỉnh ủy, UBND tỉnh, các Sở ngành; Sự chung tay vào cuộc quyết liệt, linh hoạt, sáng tạo của cả hệ thống chính trị từ huyện đến cơ sở và các tầng lớp nhân dân, đồng bào các dân tộc đã góp phần quan trọng trong sự phát triển kinh tế-xã hội của huyện. kinh tế đạt nhiều kết quả tích cực, giá trị sản xuất xã hội tiếp tục tăng trưởng khá; văn hóa - xã hội có nhiều tiến bộ, quốc phòng - an ninh được ổn định giữ vững, đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân tiếp tục được nâng cao.Cụ thể giá trị sản xuất ngành nông nghiệp thực hiện là 7.655 tỷ đồng, đạt trên 100% kế hoạch, tăng 4,18% so với cùng kỳ; giá trị sản xuất xã hội đạt trên 33.647 tỷ đồng, đạt trên 100 % kế hoạch, tăng hơn 10% so với năm 2022; Tổng thu ngân sách trên địa bàn ước đạt trên 471 tỷ đồng. Tính đến cuối năm 2023, giá trị sản xuất ngành trồng trọt sản bình quân của huyện đạt 211,6 triệu đồng/hécta. Thu nhập bình quân đầu người toàn huyện đạt hơn 90 triệu đồng, riêng khu vực nông thôn đạt hơn 83 triệu đồng, cao hơn mức bình quân cả tỉnh, tăng 2,4 lần so với năm 2014. Theo đó huyện đã hình thành các vùng sản xuất tập trung cây ăn quả như: vùng sầu riêng, chôm chôm xã Xuân Định, Bảo Hòa tổng diện tích khoảng 1.800 ha; vùng trồng tiêu của các xã Xuân Thọ, Suối Cao tổng diện tích khoảng 1.400 ha; vùng trồng xoài của các xã Xuân Bắc, Suối Cao, Xuân Hưng tổng diện tích khoảng 1.000 ha; vùng trồng thanh long của các xã Xuân Hưng, Xuân Phú tổng diện tích khoảng 650 ha. Bên cạnh đó Huyện còn xây dựng được 16 dự án liên kết sản xuất trên các loại cây trồng, gồm: Tiêu, chôm chôm, sầu riêng, lúa - bắp, rau xanh, xoài, thanh long, ca cao. Các dự án này hiện nay đang hoạt động, phù hợp với nhu cầu, định hướng xây dựng nông thôn mới kiểu mẫu tại địa phương, đã được hỗ trợ xây dựng nhãn hiệu hàng hóa, VietGAP, mã số mã vạch. Đến nay, có 9/15 sản phẩm trong chuỗi liên kết có chứng nhận VietGAP; 13/15 sản phẩm trong chuỗi đã đăng ký nhãn hiệu hàng hóa. Trong đó diện tích sản xuất đạt tiêu chuẩn GAP trên 700 ha, đến nay huyện có trên 3 ngàn hecta đạt mức thu nhập từ 300 đến 1 tỷ đồng trên 01 hecta, gồm cây sầu riêng 800 ha, xoài 1.200 ha, thanh long 600 ha, bưởi 300 ha, rau 100 ha. Hầu hết các sản phẩm đều đạt tiêu chuẩn sạch Vietgap,Globalgap, chứng nhận 3 sao của chương trình quốc gia OCOP, đưa giá trị nông nghiệp tăng cao.

Kết cấu hạ tầng kinh tế xã hội phát triển mạnh, đáp ứng yêu cầu phát triển sản xuất, cũng như sinh hoạt của người dân. Đến nay 100% xã đều có đường nhựa đến trung tâm xã và kết nối đến trung tâm huyện, 100% đường huyện quản lý, đường trục xã, liên xã được nhựa hóa, bê tông hóa, các tuyến đường còn lại có tỷ lệ nhựa hóa, bê tông hóa cao; Huyện có 68/69 trường học các cấp đạt chuẩn quốc gia, đạt tỷ lệ 98,5%. Hệ thống thiết chế văn hóa, mạng lưới thông tin truyền thông, y tế đạt chuẩn, đã đáp ứng các nhu cầu về dạy, học, văn hóa, văn nghệ, thể dục, thể thao, tiếp cận thông tin và chăm sóc sức khỏe ban đầu cho người dân. Tỷ lệ người dân tham gia bảo hiểm y tế đạt 96,7%. Môi trường sinh thái khu vực nông thôn được cải thiện, hệ thống nước sạch, nhà vệ sinh, chuồng, trại chăn nuôi được tập trung đầu tư. Tỷ lệ hộ dân sử dụng nước hợp vệ sinh đạt 100%, trong đó 87% hộ dân sử dụng nước sạch, tăng 60,7% so với năm 2014; 100% cơ sở sản xuất kinh doanh đạt tiêu chuẩn môi trường.  Hầu hết các khu dân cư có cảnh quan xanh-sạch-đẹp.Tính đến cuối năm 2023, huyện Xuân Lộc có 14/14 xã đạt  chuẩn nông thôn mới nâng cao, 10/14 xã đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu. Riêng thị trấn Gia Ray đã được công nhận đạt chuẩn đô thị văn minh năm 2023 theo Quyết định số 4410/QĐ-UBND ngày 10/11/2023 của Ủy ban nhân dân huyện Xuân Lộc. So với Bộ tiêu chí huyện NTM nâng cao, huyện Xuân Lộc đạt và vượt 9/9 tiêu chí, 38/38 chỉ tiêu. Ngày 4/4/2024,  Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang đã ký Quyết định 276/QĐ-TTg công nhận huyện Xuân Lộc, tỉnh Đồng Nai, đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao năm 2023, Xuân Lộc là huyện đầu tiên của tỉnh Đồng Nai đồng thời cũng là một trong 3 huyện nông thôn mới nâng cao đầu tiên của cả nước. Cùng góp phần vào thành quả đó, không thể không kể đến sự chung tay, góp sức của các thành phần dân tộc thiểu số trên địa bàn.

Nhiều năm qua, công tác chăm lo phát triển đồng bào các dân tộc thiểu số luôn được đảng, nhà nước quan tâm chỉ đạo và thực hiện tốt. Tại huyện Xuân Lộc, 5 năm qua, công tác này luôn được cấp ủy Đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và các ban ngành, đoàn thể từ huyện đền cơ sở quan tâm thực hiện. Trong đó tăng cường công tác chỉ đạo, triển khai, kiểm tra việc thực hiện Nghị quyết 24-NQ/TW, ngày 12/3/2003 của TW Đảng, Chương trình hành động số 56 - CTr/TU, ngày 10/6/2003 của Tỉnh ủy Đồng Nai,... Trên cơ sở đó, nhiều chương trình, chính sách đầu tư phát triển kinh tế - xã hội gắn với xây dựng nông thôn mới vùng đồng bào dân tộc đã và đang được triển khai thực hiện, góp phần quan trọng ổn định, cải thiện và nâng cao mọi mặt đời sống của đồng bào các dân tộc, góp phần tích cực trong tiến trình xây dựng huyện nông thôn mới nâng cao, kiểu mẫu.

Điểm nổi bật có thể kể đến là việc tập trung đầu tư kết cấu hạ tầng cơ sở như: điện, đường, trường, trạm, các công trình  nước sạch đáp ứng yêu cầu sinh hoạt và phát triển kinh tế - xã hội tại các vùng đồng bào dân tộc. Hiện nay, tỷ lệ nhựa hóa, bê tông hóa đường xã, liên xã đạt 100%; đường ấp, liên ấp bê tông hóa đạt 100%; đường ngõ, xóm cứng hóa đạt 100%; 100% xã, khu ấp đồng bào dân tộc thiểu số có điện lưới quốc gia; các xã có hệ thống loa truyền thanh hoạt động tốt, trải đều đến các ấp và hệ thống thiết bị kỹ thuật hoạt động ổn định, thường xuyên, phục vụ tốt công tác thông tin, tuyên truyền các chủ chương, chính sách, pháp luật của Đảng, Nhà nước đến với bà con các dân tộc. UBND huyện còn triển khai nhiều các chính sách hỗ trợ thiết thực như: hỗ trợ đất ở, đất sản xuất, nước sinh hoạt cho hộ nghèo DTTS, cấp thẻ bảo hiểm y tế cho người DTTS; hỗ trợ chi phí học tập, miễn giảm học phí cho con em đồng bào dân tộc...Hàng năm huyện còn tổ chức nhiều đợt ra quân làm công tác dân vận, huy động nhiều nguồn lực chăm lo đời sống cho hộ nghèo, hộ khó khăn với các hạng mục hỗ trợ thiết thực như: xây dựng, sửa chữa nhà ở; hỗ trợ vốn, cây con giống, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật để bà con phát triển sản xuất.

Bên cạnh đó, huyện còn đẩy mạnh công tác đào tạo nghề, giới thiệu việc làm cho con em đồng bào các dân tộc... Từ đó, đồng bào DTTS trên địa bàn huyện có việc làm trong khu công nghiệp, nhà máy, cơ sở sản xuất, thu nhập ổn định, thoát nghèo, nhiều hộ vươn lên khá giả.

Năm 2019, mức thu nhập bình quân đầu người đạt 63,67 triệu đồng, đến nay đã đạt trên 90 triệu đồng/người/năm, giá trị sản xuất bình quân trên 1 ha đất trồng trọt đạt trên 211 triệu đồng; tỷ lệ hộ nghèo DTTS cuối năm 2023 giảm con 88 hộ, chiếm ,014% toàn huyện. Tỷ lệ trẻ em DTTS nhập học đúng tuổi bậc tiểu học và hoàn thành chương trình tiểu học đạt 100% kế hoạch đề ra. Tỷ lệ hộ gia đình sử dụng nước hợp vệ sinh đạt 100%...Con em đồng bào cơ bản được học hành đến nơi đến chốn, nhiều em học đại học, học nghề; nhiều thế hệ con em đồng bào các dân tộc thiểu số ra trường có công ăn việc làm ổn định, trong đó cũng có nhiều trường hợp sau khi ra trường có nguyện vọng quay về phục vụ địa phương. Thống kê đến nay, toàn huyện có 95 công chức, viên chức, nhân viên là người dân tộc thiểu số tham gia công tác trong các lĩnh vực: hành chính, giáo dục, y tế, tư pháp... Trong đó ở các xã có đông đồng bào dân tộc sinh sống như: Xuân Thành, Xuân Trường, Lang Minh, Xuân Phú, Xuân Thọ, Xuân Hưng đều có cán bộ là người dân tộc thiểu số tham gia công tác.

ryhtryher.jpg

Không chỉ chăm lo phát triển đời sống kinh tế, trong thời gian qua, Xuân Lộc còn rất quan tâm đến việc nâng cao đời sống tinh thần cho bà con dân tộc như:đầu tư xây dựng các thiết chế văn hóa cho đặc thù của từng đồng bào dân tộc như  đầu tư xây dựng được 4 nhà văn hóa cho bà con đồng bào dân tộc thiểu số như: Chăm, S'Tiêng và Chơ ro; Hai tiểu thánh đường và một thánh đường chính cho bà con người chăm theo đạo hồi tại xã Xuân Hưng, trang bị thêm nhiều dụng cụ, nhạc cụ, trang phục truyền thống…Theo đó đã giúp cho bà con nhiều điều kiện sinh hoạt tâm linh, và tổ chức các lễ hội văn hóa truyền thống của bản làng, hướng dẫn chỉ đạo xây dựng quy ước làng dân tộc; hỗ trợ tổ chức các lễ hội truyền thống của bà con các dân tộc, thành lập đội múa của người chăm, đội cồng chiêng làng dân tộc cho ro. Ngoài ra huyện còn quy hoạch khu vực sân chơi, bãi tập để phục vụ nhu cầu tập luyện TDTT cho người dân; tăng cường tuyên truyền, hướng dẫn nhân dân, đặc biệt là thanh thiếu nhi ở vùng có đông đồng bào dân tộc thiểu số tham gia tập luyện các môn thể thao để rèn luyện sức khỏe. Quan tâm phát triển các môn thể thao như bắn nỏ, đẩy gậy, đi cà kheo và các trò chơi dân gian mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc.

IMG_0347.JPG 

Cùng với đó, huyện còn làm tốt công tác tuyên truyền, vận động đồng bào DTTS, mà đi đầu là đội ngũ già làng, người có uy tín trong đồng bào DTTS, tích cực tham gia công tác giữ gìn an ninh trật tự, xây dựng khu, ấp văn hóa, công tác giảm nghèo, vận độngcông tác xã hội từ thiện, hiến đất làm đường, góp công sức trong thực hiện xây dựng nông thôn mới nâng cao ngay tại cộng đồng dân cư nơi cư trú.thành lập đội nữ dân phòng dân tộc Chơro tại ấp Bình Hòa, xã Xuân Phú hay Tổ nhân dân tham gia phong trào bảo vệ an ninh trật tự tại ấp Tân Hưng, xã Xuân Thành...Hệ thống chính trị từ huyện đến cơ sở không ngừng được củng cố và nâng cao,88/92 khu, ấp vùng đồng bào dân tộc thiểu số có ban công tác mặt trận và các đoàn thể; nội dung, phương thức hoạt động ngày càng đa dạng, phong phú, phù hợp với đặc điểm tâm lý của nhân dân.Đội ngũ người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số luôn phát huy vai trò nòng cốt, luôn chung sức, chung lòng cùng với Đảng, Nhà nước trong việc nắm bắt tâm tư của đồng bào dân tộc thiểu số; là cầu nối đưa những chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước đến với đồng bào các dân tộc thiểu số một cách sinh động, gần gũi dễ hiểu, góp phần giải quyết các mâu thuẫn phát sinh trong nội bộ ở cộng đồng dân cư, giải quyết các tranh chấp khiếu kiện về đất đai, vận động đồng bào dân tộc chấp hành nghiêm pháp luật, tham gia phòng, chống tội phạm, tệ nạn xã hội không tin và nghe theo phần tử xấu xúi giục, đảm bảo giữ vững an ninh, trật tự vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Từ năm 2019 - 2024, các cấp, các ngành cũng đã biểu dương khen thưởng 45 lượt người có uy tín có thành tích trong công tác dân tộc và thực hiện chính sách dân tộc.

uftruituiu.JPG

Phải khẳng định rằng! 5 năm qua,chính nhờ thực hiện tốt công tác dân tộc và các chính sách dân tộc đã góp phần quan trọng vào sự ổn định và nâng cao mọi mặt đời sống của bà con đồng bào vùng dân tộc; Góp phầntích cực củng cố vàtăng cường khối đại đoàn kết dân tộc;  đời sống vật chất, tinh thần được nâng cao, bản làng từng ngày được khởi sắc giúp cho bà con đồng bào các dân tộc thiểu số luôn phấn khởi, tin tưởng tuyệt đối vào sự lãnh đạo của Đảng, của Nhà nước.Qua đó cũng nêu cao tinh thần cảnh giác trước các thế lực thù địch lợi dụng vấn đề tôn giáo - dân tộc nhằm phá hoại, chia rẽ khối đại đoàn kết dân tộc; Đồng bào các dân tộc thiểu số quyết tâm chung sức, chung lòng cùng chính quyền địa phương xây dựng bản làng, xây dựng quê hương Xuân Lộc ngày càng phát triển phồn thịnh,thực hiện thắng lợi mục tiêu :  "dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh".​


Hải Đình

Liên kết webiste

Thăm dò ý kiến

Đánh giá về trang thông tin điện tử UBND huyện Xuân Lộc

 

Số lượt truy cập

Trong ngày:
Tất cả:
Chung nhan Tin Nhiem Mang

ỦY BAN NHÂN DÂN HUYỆN XUÂN LỘC

Chịu trách nhiệm nội dung: Bà Huỳnh Thị Lành-Phó Chủ tịch
Địa chỉ: số 267 - Đường Hùng Vương - Khu 1 - Thị trấn Gia Ray - Huyện Xuân Lộc - Tỉ​nh Đồng Nai 

ĐT: 02513.871113 - Fax: 02513.871286 
Website:http://xuanloc.dongnai.gov.vn         
Email: ubnd-xl@dongnai.gov.vn​