Thứ 6 - 26/02/2016
Màu đỏ Màu xanh nước biển Màu vàng Màu xanh lá cây
Nông dân Xuân Lộc nỗ lực bắt nhịp cuộc cách mạng nông nghiệp 4.0

Bắt nhịp cuộc cách mạng nông nghiệp 4.0 vào trong giai đoạn xây dựng huyện nông thôn mới kiểu mẫu theo hướng “phát triển sản xuất hàng hóa nông nghiệp bền vững”.Trong thời gian qua, bà con nông dân tại huyện Xuân Lộc đã không ngừng học tập, nghiên cứu, đầu tư ứng dụng khoa học kĩ thuật vào trong sản xuất để tạo ra những sản phẩm nông nghiệp có hàm lượng công nghệ cao, chất lượng tốt, đáp ứng đủ các điều kiện của thị trường tiêu thụ trong và ngoài nước.

phó bí thư tỉnh ủy đồng nai quản minh cường thăm cac mo hinh kinh tế (14).JPG

Trong giai đoạn xây dựng huyện nông thôn mới, việcchuyển đổi cơ cấu vật nuôi, cây trồng; thâm canh, tăng vụ chính là phong trào thi đua sôi nổi tại huyện Xuân Lộc. Từ các phong trào ấy cũng đã và đang mang lại nhiều thành quả lớn lao cho nền nông nghiệp của huyện nhà nói chung và đời sống đi lên của bà con nông dân nói riêng. Đến nay, khi đã bước qua giai đoạn xây dựng huyện nông thôn mới kiểu mẫu theo hướng “Phát triển sản xuất hàng hóa nông nghiệp bền vững”,nông dân Xuân Lộc lại càng háo hức hơn với tư duy làm giàu từ nông nghiệp sạch, nông nghiệp công nghệ cao. Điển hình như trường hợp Ông Trương Văn Mỹ. Giám đốc HTX Dịch vụ nông nghiệp ca cao xã Suối Cát, H.Xuân Lộc, người đã mang sản phẩm của mình xuất qua thị trường nước Pháp. Được biết, Ông Trương Văn Mỹ bắt đầu bén duyên với cây ca cao từ năm 2009. Những năm đầu, do không có kinh nghiệm, vườn ca cao của gia đình ông không mấy hiệu quả, năng suất thấp, chất lượng chỉ ở mức trung bình. Nhưng không nản chí, năm 2011, dù không còn trẻ, nhưng ông Mỹ vẫn mạnh dạn tham gia lớp nông học do Đại học Nông lâm TP.HCM tổ chức. Từ những kiến thức, kỹ thuật học được, ông đem áp dụng vào vườn ca cao của nhà và dần mang lại hiệu quả. Sau hơn 10 năm cải tiến kỹ thuật, từ vườn cây cho năng suất chỉ 20 – 30 tấn mỗi năm, thì hiện mỗi năm khu vườn ca cao 4 héc-ta của ông Mỹ nay đã cho thu lên tới 150 tấn. Với mức giá bán ca cao tươi đang khoảng 6.000 và giữ tương đối ổn định, mỗi năm vườn ca cao của nông dân Trương Văn Mỹ có thể cho lợi nhuận hơn 800 triệu đồng.

Ông Trương Văn Mỹ chia sẻ: Tôi cũng là một nông dân trồng ca cao. Trải qua 10 năm thì đúc kết ra một điều rằng, trồng cây này không khó với người chịu khó, nhưng khó với những người không chịu học hỏi. Thu nhập không cao lắm nhưng mang tính ổn định rất nhiều, rất phù hợp với việc trồng xen canh.

Không dừng lại ở thành quả đó, năm 2020, ông Mỹ đứng ra kêu gọi, vận động nông dân trong vùng cùng tham gia hợp tác xã, cùng nhau chia sẻ kỹ thuật và kinh nghiệm làm ca cao. Đến nay, HTX ca cao xã Suối Cát đã có 76 người tham gia với diện tích hơn 70 hec-ta ca cao nguyên liệu.Đồng thời ông Mỹ đang cùng bà con trong HTX ca cao Suối Cát  đầu tư máy móc, kỹ thuật để chế biến sâu sản phẩm từ ca cao thành các sản phẩm như sô-cô-la, bột ca cao nguyên chất, bơ, rượu ca cao…;Không chỉ cung cấp cho một số doanh nghiệp lớn trong nước.Từ đầu năm 2021 đến nay, Hợp tác xã cacao Suối Cát còn kí kết cung cấp nguyên liệu cho Công ty Marou Chocolate – một thương hiệu sô-cô-la lớn của Pháp.

Ông VINCENT MOUROU, Giám đốc điều hành Công ty TNHH Marou Chocolate cho biết:Đây là lần đầ tiên tôi đến với vùng ca cao Xuân Lộc. Tôi rất vui khi được đồng hành cùng với cây ca cao ở đây. Chúng tôi sẽ hỗ trợ nông dân ở đây để có thêm việc làm, phát triển vùng ca cao của Xuân Lộc.

Khi đã xây dựng được thương hiệu uy tín trên thị trường, Hợp tác xã cacao Suối Cát đang tiếp tục mở rộng diện tích để có thể cung ứng đủ sản lượng của các đơn vị kí kết.

Ông Trương Văn Mỹ, Giám đốc HTX Dịch vụ nông nghiệp ca cao xã Suối Cát, H.Xuân Lộc cho biết thêm: Đã đi vào hệ thống liên kết rồi nên người trồng rất là yên tâm. Sắp tới HTX sẽ cố gắng mở rộng tăng diện tích thêm vài trăm héc-ta nữa để đáp ứng thị trường hiện còn đang rất thiếu hụt.

Để giải quyết tốt bài toán đầu ra và nâng cao giá trị thu nhập cho sản phẩm bằng con đường xuất khẩu. Từ năm 2018 đến nay, bà con xã viên trong hợp tác xã sầu riêng Xuân Định đã không ngừng  áp dụng khoa học kĩ thuật vào việc chăm sóc cho vườn sầu riêng nhà mình, như: Sử dụng máy phát, máy xơi để làm cỏ trong vườn thay cho phun xịt thuốc diệt cỏ; Sử dụng thay thế các loại thuốc bảo vệ thực vật hóa học bằng các chế phẩm sinh học; tăng cường bổ sung dinh dưỡng cho cây các phân hữu cơ vi sinh; tuyệt đối không sử dụng thuốc kích thích, thuốc bảo quản độc hại, chấp hành tốt thời gian cách li thuốc bảo vệ thực vật trước khi thu hoạch,…Đến nay, sản phẩm sầu riêng Xuân Định đã đạt được các tiêu chuẩn sạch Vietgap,Globalgap. Đồng thời được xếp hạng 3 sao của chương trình quốc gia OCOP,…Với nhiều nỗ lực đó, đến nay, sản phẩm sầu riêng Xuân Định đã đạt được các tiêu chuẩn sạch Vietgap,Globalgap, chứng nhận 3 sao của chương trình quốc gia OCOP,…Hiện nay, sầu riêng Xuân Định đã kết nối đầu ra với các kênh tiêu thu lớn như: BigC-TPHCM; Công ty Bách Hóa Xanh,…với sản lượng hàng ngàn tấn/năm. Vừa qua, sầu riêng Xuân Định còn được một số đối tác nước ngoài thẩm định chất lượng để xuất sang thị trường Trung Quốc,Châu Âu và Nhật Bản.

Ông Nguyễn Văn Quỳnh-thành viên Hợp tác xã sầu riêng Xuân Định cho biết: Trong thời gian qua, bà con trong hợp tác xã chúng tôi đang thực hiện việc trồng sầu riêng theo tiêu chuẩn Globalgap. tôi thấy chất lượng quả sầu riêng cũng nâng cao hơn nhiều. hiện nay bà con trong và ngoài hợp tác xã cũng ứng dụng mô hình sản xuất này. Chúng tôi đang rất cố gắng hướng đến xuất khẩu

Ý thức rằng! Làm nông nghiệp trong giai đoạn mới, mô hình kinh tế hộ sẽ rất khó có thể cạnh tranh. Vì vậy năm 2014, hơn 50 hộ dân tại cánh đồng Bình Xuân 1, xã Xuân Phú đãhợp tác với nhauđể hình thành nên cánh đồng mẫu lớn với tổng diện tích hàng trămhecta. Theo đó, bà con còn đóng góp hàng tỷ đồng để đầu tư mua máy móc nông nghiệp, như: máy cày, máy xới, máy gặt đập liên hợp, kho chứa, lò sấy, máy xay xát,...phục vụ sản xuất. Hiện nay hợp tác xã cũng đã tự sản xuất, đóng gói cung ứng ra thị trường các sản phẩm gạo sạch Vietgap với sản lượng hàng trăm tấn/năm, giúpthu nhập người nông dân tăng lêntừ2-3 lần so với trước kia.

Ông Trần Quang, giám đốc Hợp tác xã Xuân Tiến cho biết: Mình làm nông nghiệp mà không liên kết thì không thể canh tranh được. bà con mình phải đồng lòng, hợp sức với nhau để cùng sản xuất, cùng trang bị máy móc thì mới giảm chí phí sản xuất, nâng cao năng suất chất llượng và nâng cao khả năng cạnh tranh Không chỉ nâng cao năng lực canh tác cho các mô hình kinh tế hộ, kinh tế tập thể, Xuân Lộccòn kêu gọi nhiều doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp sạch. Điển hình như công ty TNHH trang Trại Việt, ngụ tại  ấp Trung Tín, xã Xuân Trường. Đâylà một trong những doanh nghiệp làm ăn rất có hiệu quả tại Xuân Lộc hiện nay. Nhờ áp dụng trình sản xuất rau an toàn Global Gap nên các sản phẩm của trang trại Việt như: cà chua, ớt chuông, dưa lưới, xà lách pháp,…đều đạt tiêu chuẩn 4 sao của chương trình OCOP, đủ điều kiệncung cấp vào các bếp ăn cao cấp của những khách sạn lớn tại Thành Phố Hồ Chí Minh với giá cao từ 8-10 lần so với bình thường.

Ông Trần Quang Tính, giám đốc công ty TNHH trang Trại Việt cho biết:: Để sản xuất ra rau sạch thì phải đảm các yếu tố như đất sạch, phân sạch, nước sạch, môi trường sạch. Do vậy chúng tôi đầu tư nhà màng để sản xuất. Mức đầu tư ban đầu có thể lớn, tuy nhiên khi chúng ta tạo được chuỗi liên kết từ sản xuất đến tiêu thụ thì lợi nhuận mang lại rất lớn…

Tính đến nay, Xuân Lộcđã hình thành được 9 vùng sản xuất tập trung đối với các loại cây trồng chủ lực như: rau, xoài, thanh long, hồ tiêu, sầu riêng, chôm chôm, bưởi da xanh…với tổng diện tích hơn 20 ngàn hecta. Tạicác vùng sản xuất này đều đã được đầu tư hệ thống lưới điện, đường giao thông nông thôn, giao thông nội đồng nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho việc đưa cơ giới vào sản xuất.Điểm khá nổi bật của huyện Xuân Lộc trong xây dựng nông thôn mới kiểu mẫu chính là tích cực vận động nông dân tham gia sản xuất trong các mô hình kinh tế tập thể, nhằm nâng cao năng lực canh tác, năng lực cạnh tranh đối với sản phẩm đầu ra. Cụ thể Xuân Lộc có 52 hợp tác xã, 47 hợp tổ hợp tác và 360 câu lạc bộ năng suất cao;tỉ lệ sử dụng giống mới đối với cây trồng ngắn ngày đạt 100%; cây lâu năm đạt trên 85%; tỷ lệ cơ giới hóa trong các khâu sản xuất cũng đạt từ 95%-100%.Tỉ lệ diện tích cây trồng áp dụng tưới nước tiết kiệm đạt gần45%, trong đó có nhiều mô hình tưới nước tiết kiệm tự động bằng bộ phận cảm biến nhiệt độ, cảm biến độ ẩm.

Ông Phan Thanh Xứng, Chủ tịch Hội nông dân huyện cho biết; trong thời gian qua hội cũng đã phối hợp với cơ nquan chức năng hỗ trợ chuyển giao khoa học kĩ thuật cho bà con. hỗ trợ vốn để đầu tư trang thiết bị máy móc, tạo các chuối liên kết để sản xuất được ổn định.

Theo thống kê, đến nay Xuân Lộc đã có590 mô hình sản xuấtnông nghiệp cho hiệu quả kinh tế cao từ 300 triệu đến trên 1 tỷ đồng/năm như: hoa lan, dưa lưới, bưởi, thanh long, sầu riêng, rau thủy canh,,…Trong đó có 58 sản phẩm đã được cấp chứng nhận nhãn hiệu hàng hóa;14 sản phẩm đạt tiêu chuẩn Viet Gap, Globalgap; 10sản phẩm OCOP được đánh giá chất lượng 3-4 sao. (gồm:Dưa lưới của trang trại Việt, sầu riêng Xuân Định, chôm chôm Bảo Hòa) và sản phẩm trứng gà Thanh Đức).  Đến nayhuyện cũng đã xây dựng được 12 chuỗi liên kết từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm;Từng bước nâng giá trị sản xuất nông của huyện lên gần 190 triệu đồng/ha/năm, tăng hơn 40 triệu đồng/ha so với giai đoạn đầu thực hiện (năm 2018). Thu nhập bình quân đầu người đạt 72 triệu đồng/người/năm. Xuân Lộc đã đạt 24/29 tiêu chí của bộ tiêu chí nông thôn mới kiểu mẫu, huyện có 11/14 xã đạt nông thôn mới nâng cao, 3/14 xã đạt nông thôn mới kiểu mẫu. Phấn đấu đến cuối năm 2022, Xuân Lộc có thêm từ 3-4 xã nông thôn mới kiểu mẫu và ít nhất 3 xã nông thôn mới nâng cao.

Bà Lê Thị Hiệp-Trưởng phòng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện Xuân Lộc cho biết: để xây dựng đầu ra vững chắc cho nông dân. Chúng tôi mời doanh nghiệp gặp gỡ nông dân thông qua các mô hình kinh tế tập thể để trao đổi về qui trình sản xuất sạch, nhằm đưa ra sản phẩm có chất lượng cao. đồng thời giúp nông dân đưa sản phẩm đi kiểm định chất lượng để chứng minh với doanh nghiệp về chất lượng sản phẩm sạch. Từ đó tạo sự tin tưởng, gắn kết bền vững giữa nông dân và doanh nghiệp,….

Có thể thấy rằng! Bằng sự quyết tâm và hướng đi đúng đắn, chỉ sau 3 năm thực hiệnđề án“ Phát triển sản xuất hàng hóa nông nghiệp bền vững”. Đến nay,bức tranh về nền nông nghiệp sạch, bền vững của huyện Xuân Lộc ngày càng thể hiện rõ nét hơn, thu nhập của người dân được nâng lên rõ rệt.Đoạn đường đến đích còn không xa, nhưng khó khăn thách thức vẫn rất còn nhiều phía trước, đòi hỏi đảng bộ chính quyền nhân dân Xuân Lộc cần phải nỗ lực hơn nữa để hoàn thiện và nâng cao chất lượng các tiêu chí. Xuân Lộc phải  là hình mẫu thực sự rõ nét để Chính Phủ đánh giá, nhân rộng cho các địa phương khác trong cả nước.

 

Hải Đình

Các tin khác

    There are no items to show in this view.

Liên kết webiste

Thăm dò ý kiến

Đánh giá về trang thông tin điện tử UBND huyện Xuân Lộc

 

Số lượt truy cập

Trong ngày:
Tất cả:
Chung nhan Tin Nhiem Mang

ỦY BAN NHÂN DÂN HUYỆN XUÂN LỘC

Chịu trách nhiệm nội dung: Bà Huỳnh Thị Lành-Phó Chủ tịch
Địa chỉ: số 267 - Đường Hùng Vương - Khu 1 - Thị trấn Gia Ray - Huyện Xuân Lộc - Tỉ​nh Đồng Nai 

ĐT: 02513.871113 - Fax: 02513.871286 
Website:http://xuanloc.dongnai.gov.vn         
Email: ubnd-xl@dongnai.gov.vn​