Thứ 6 - 26/02/2016
Màu đỏ Màu xanh nước biển Màu vàng Màu xanh lá cây
Bệnh dại nguy hiểm chết người

Trước tình hình dịch bệnh Dại diễn biến phức tạp trên địa bàn tỉnh Đồng Nai, từ tháng 12/2022 đến nay trên địa bàn tỉnh Đồng Nai phát hiện 03 ca Dại trên người trên địa bàn thành phố Biên Hòa, huyện Trảng Bom, huyện Thống Nhất và 05 ca bệnh Dại trên chó tại trên bàn của 04 huyện: Vĩnh Cửu, Trảng Bom, Nhơn Trạch, Long Thành, cơ quan chức năng đã tiêu hủy 08 con chó, cho thấy mầm bệnh đã lây lan âm thầm trên diện rộng. Việc chấp hành các quy định về phòng chống bệnh chưa cao như không tiêm phòng vắc xin Dại; chó, mèo đa phần nuôi thả rông, vì vậy mầm bệnh Dại có thể đã lây lan từ khu vực này qua khu vực khác do chó mèo thả rông cào, cắn nhau làm phát tán mầm bệnh, dẫn đến nguy cơ gây bệnh cho người.

chodaican.png

Vì vậy, người nuôi chó, mèo cần phải nắm rõ các quy định để phòng bệnh Dại theo Quy định tại Luật Chăn nuôi, Thông tư số 07/2016/TT-BNNPTNT của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, cụ thể:

- Chủ nuôi chó, mèo có trách nhiệm đăng ký, khai báo loài, số lượng nuôi với chính quyền cấp xã.

- Cam kết nuôi nhốt chó, mèo trong khuôn viên gia đình; khi đưa ra khỏi nhà phải được xích, rọ mõm và có người dắt.

- Tiêm vắc-xin phòng bệnh Dại cho chó, mèo theo quy định, tối thiểu 1 lần/năm.

- Chịu mọi chi phí trong trường hợp có chó thả rông bị bắt giữ, kể cả chi phí cho việc nuôi dưỡng và tiêu hủy chó. Trường hợp chó, mèo cắn, cào người thì chủ vật nuôi phải bồi thường vật chất cho người bị hại theo quy định.

- Chó không tiêm phòng vắc xin phòng bệnh Dại, không đeo rọ mõm hoặc xích giữ, không có người dắt khi đưa chó ra nơi công cộng bị phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng.

Bệnh Dại là một bệnh truyền nhiễm nguy hiểm, gây nên cái chết thảm khốc cho người và con vật bị mắc bệnh. Động vật sau khi nhiễm vi rút dại có thời gian ủ bệnh khác nhau tùy thuộc loài và vị trí vết cắn. Từ vài ngày đến vài tháng, có thể lâu hơn, nhưng trước 10 ngày phát bệnh, vi rút có trong nước bọt có thể gây nhiễm cho người và động vật khác. Vi rút xâm nhập qua các vết cắn, vết liếm, vết cào, da, niêm mạc bị tổn thương, vết thương hở.

NGƯỜI BỊ CHÓ, MÈO CẮN CẦN PHẢI LÀM GÌ?

- Tất cả những người bị chó, mèo cắn, cào, phơi nhiễm, có nguy cơ nhiễm với bệnh Dại nhưng chưa được tiêm vắc xin Dại phải được điều trị dự phòng.

- Người bị chó, mèo cắn xử lý y tế ban đầu ngay sau khi bị chó, mèo cắn và đến các cơ sở y tế để được điều trị dự phòng kịp thời.

- Không sử dụng thuốc nam, thuốc bắc hoặc các loại thuốc khác không theo quy định của ngành y tế thay thế vắc xin để điều trị dự phòng bệnh Dại khi bị chó, mèo cắn.

- Nhốt riêng súc vật cắn người, theo dõi trong 14 ngày.

Khi phát hiện chó, mèo bệnh hãy báo ngay cho UBND xã, thị trấn hoặc cơ quan chuyên môn Trạm Chăn nuôi và Thú y, theo số điện thoại: 02513.871.125; Phòng Nông nghiệp và PTNT theo số điện thoại: 02513.871.132


Hồ Tài

Các tin khác

    There are no items to show in this view.

Liên kết webiste

Thăm dò ý kiến

Đánh giá về trang thông tin điện tử UBND huyện Xuân Lộc

 

Số lượt truy cập

Trong ngày:
Tất cả:
Chung nhan Tin Nhiem Mang

ỦY BAN NHÂN DÂN HUYỆN XUÂN LỘC

Chịu trách nhiệm nội dung: Bà Huỳnh Thị Lành-Phó Chủ tịch
Địa chỉ: số 267 - Đường Hùng Vương - Khu 1 - Thị trấn Gia Ray - Huyện Xuân Lộc - Tỉ​nh Đồng Nai 

ĐT: 02513.871113 - Fax: 02513.871286 
Website:http://xuanloc.dongnai.gov.vn         
Email: ubnd-xl@dongnai.gov.vn​