Thứ 6 - 26/02/2016
Màu đỏ Màu xanh nước biển Màu vàng Màu xanh lá cây
Nông nghiệp sạch, hướng đi bền vững cho tương lai

Được khắc họa bằng sự cần cù và cách làm khoa học, bức tranh về một nền nông nghiệp sạch, bền vững của huyện Xuân Lộc đang từng ngày được thể hiện rõ nét. Năng suất, chất lượng, giá trị đầu ra đểu được nâng cao, nông dân phấn khởi làm giàu trên mảnh đất của mình.

Kiến tạo cho ngành nông nghiệp

Để thực hiện thành công đề án xây dựng huyện nông nghiệp kiểu mẫu theo hướng “ Phát triển sản xuất hàng hóa nông nghiệp bền vững ". Trước tiên là công tác qui hoạch vùng sản xuất tập luôn được huyện Xuân Lộc chú trọng và triển khai đồng bộ. Xem đây là nền tảng để hình thành các vùng chuyên canh sản xuất có qui mô lớn, có chất lượng cao, đồng đều. Thực hiện vấn đề này, huyện cũng đã mời gọi các đơn vị chuyên môn tiến hành khảo sát, đánh giá khoa học tất cả các yếu tố  về tự nhiên khí hậu, thổ nhưỡng đất đai, điều kiện canh tác và đã hình thành được 4 tiểu sản xuất tập trung với tổng diện tích lên đến 25 ngàn 651 hecta.  Bao gồm vùng sản xuất cây rau màu, dược liệu; Vùng sản xuất cây lương thực, cây công nghiệp ngắn ngày; Vùng cây ăn quả và Vùng chăn nuôi tập trung.

 111123334l.jpg

(Vùng sản xuất cây lương thực tập trung hơn 500 ha tại cánh đồng xã Lang Minh)

Ông Đoàn Văn Thiện - Trưởng phòng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện cho biết, để xây dựng được các vùng trồng tập trung như hiện nay, huyện cũng đã thuê các đơn vị khảo sát tư vấn để lấy mẫu đất, mẫu nước phân tích, đánh giá cụ thể các chỉ tiêu về khí hậu, đất đai, thổ nhưỡng,…Từ đó khuyến khích bà con tích cực chuyển đổi cơ cấu cây trồng phù hợp, hiệu quả. Trong quá trình qui hoạch, huyện khuyến khích nông dân liên kết với nhau thành các hợp tác xã, câu lạc bộ năng suất cao, tổ hợp tác để nâng cao năng lực sản xuất, năng lực canh tranh…Điển hình như vùng đất đỏ Bazan Xuân Định, Bảo Hòa rất phù hợp với các loại cây chôm chôm, sầu riêng, măng cụt, bưởi,…Vùng lang Minh, Xuân Phú, Xuân Hiệp là vùng đất thấp, rất phù hợp với cây rau màu, cây lương thực ngắn ngày, hay vùng đất Xuân Thọ, Suối Cao, Xuân Trường, Xuân Bắc rất thích hợp với cây hồ tiêu, cây ăn quả có múi,…

Khi hình thành được các vùng sản xuất tập trung, Xuân Lộc đầu tư phát triển mạng lưới đường giao thông nội đồng, hệ thống kênh mương thủy lợi, điện sản xuất đến từng chân ruộng; Song song đó, máy móc cơ giới cũng được tập trung đầu tư nhằm nâng cao hiệu suất, hiệu quả trong lao động, kéo giảm chi phí đầu vào và tăng giá trị đầu ra. Cụ thể như huyện đã đầu tư nhựa hóa, bê tông hóa được hơn 117,6 km đường trục chính nội đồng; phủ kín hệ thống lưới điện đối với tất cả các vùng sản xuất; Tỉ lệ cơ giới hóa trong  các khâu làm đất, gieo sạ, chăm sóc và thu hoạch đều đạt từ 99-100%. Trên 47% diện tích cây trồng đã áp dụng tưới nước tiết kiệm, bón phân qua đường ống. Nhiều trang trại đã đầu tư hệ thống tưới nước tiết kiệm bằng Robot thông qua bộ phận tự động cảm ứng nhiệt độ, cảm ứng độ ẩm. Hoặc ứng dụng công nghệ nhà màng để sản xuất rau sạch.

 
111123334x.jpg

​(Máy thu hoạch bắp tại cánh đồng xã Xuân Phú)

Ông Phan Thanh Xứng-Chủ tịch hội nông dân huyện Xuân Lộc cho biết: nhằm tạo điều kiện giúp bà con nông dân  tiếp cận các nguồn vốn đầu tư sản xuất nông nghiệp, ngoài quỹ hỗ trợ nông dân, chúng tôi cònkí  ủy thác với Ngân hàng Chính Sách, Ngân hàng nông nghiệp và các ngân hàng thương mại hỗ trợ cho nông dân vay hơn 400 tỷ đồng để đầu tư trang thiết bị máy móc sản xuất nông nghiệp,…từ nguồn vốn này, giúp nông dân có điều kiện sản xuất tốt nhất, hiệu quả nhất

 111123334xx.jpg
(Công nghệ tưới rau bằng Robot tại công ty TNHH Trang Trại Việt, xã Xuân Trường)

Ông Trần Quang, giám đốc hợp tác xã sản xuất lúa gạo sạch, xã Xuân Phú cho biết, đến nay hợp tác xã có qui mô canh tác hơn 500 hecta. Để canh tác hiệu quả trên một diện tích lớn như thế, các thành viên trong hợp tác xã đã góp vốn đầu tư, đồng thời vay thêm vốn từ các ngân hàng  để đầu tư mua sắm trang thiết bị cho sản xuất như máy cày máy xới đất, may phun thuốc , máy tỉa hạt, máy gặt đập, khô sấy và máy sơ chế đóng gói gạo bán ra thị trường. Nhiều năm nay, nhờ có máy móc cơ giới nên sức lao động của bà con nông dân đã được giải phóng đến 70%, trong khi hiệu suất, hiệu quả lao động tăng gấp đôi, gấp ba lần so với trước kia, thu nhập mỗi ha tăng từ 70 triệu đồng/ha trước kia, nay đạt hơn 250 triệu đồng/ha/năm.

Nông dân hướng đến mục tiêu làm giàu với nông nghiệp sạch

          Khi đã có tư liệu sản xuất, nông dân Xuân Lộc hướng đến mục tiêu làm giàu với ngành nông nghiệp công nghệ cao, nông nghiệp hữu cơ. Bởi lẽ! Họ ý thức được rằng, chỉ có nông nghiệp công nghệ cao, nông nghiệp hữu cơ mới cho ra các sản phẩm chất lượng và an toàn. Đây vừa là sứ mệnh, đồng thời cũng là yếu tố then chốt quyết định tính bền vững của ngành nông nghiệp trong tương lai. Các quy trình sản xuất nông nghiệp an toàn theo tiêu chuẩn Viet Gap, chương trình quản lí cây trồng tổng hợp ICM, IPM, CMP đã được nông dân thực hành tốt, nhiều loại phân bón, thuốc bảo vệ thực vật hóa học được thay thế bằng các loại men vi sinh, vi khuẩn có lợi, thuốc bảo vệ thực vật có nguồn gốc sinh học, như: nấm đối kháng Trichoderma, lợi khuẩn Bacillus, phân bón hữu cơ vi sinh; nông dân chấp hành tốt thời gian cách li thuốc bảo vệ thực vật trước khi thu hoạch, không sử dụng thuốc kích thích, thuốc bảo quản độc hại cho người tiêu dùng,… Điển hình như hợp tác xã hồ tiêu xã Suối Cao, nhiều năm qua, hàng chục hộ nông dân nơi đây đã tận dụng phế phẩm nông nghiệp để làm phân bón hữu cơ. Cụ thể là bà con dùng máy băm cỏ, cành lá cây trong vườn để ủ chung với phân chuồng, ủ bã đậu nành, bã đậu phộng và các chế phẩm sinh học khác, sau một thời gian sẽ cho ra nguồn phân hữu cơ vi sinh rất hiệu quả, cách làm này cũng kéo giảm từ 30-50% chi phí đầu tư so với trước kia. ông Tạ Trung Dũng, nông dân ấp Chà Rang xã Suối Cao cho biết, Hơn 3 năm qua, gia đình anh cũng như các thành viên trong hiệp hội hồ tiêu sạch xã suối cao đã áp dụng qui trình sản xuất tiêu sạch hữu cơ. Cụ thể là dùng bã đậu nành, bã đậu phộng xay nhỏ rau đó ủ với mật mía và chế phẩm EM. Sau khoảng 2-3 tháng ủ, lượng phân này đã hóa lỏng, anh Dũng pha loãng trong bể chứa rồi bơm đi tưới cây qua hệ thống tưới nước tiết kiệm. Trung bình một tạ đậu nành a có thể ủ tưới cho 5 sào tiêu trong một năm. Nếu như trước kia dùng phân hóa học thì mất khoảng 20 triệu đồng/ha, nay kéo giảm xuống còn khoảng 7-8 triệu đồng trong khi năng suất vẫn ổn định, bộ rễ tiêu phát triển mạnh, rất ít nấm bệnh; Anh Tiếp, một thành viên khác trong Hiệp hội tiêu sạch xã Suối Cao cũng cho biết thêm, hầu hết các hộ trồng tiêu đều kết hợp nuôi dê để tận dụng thức ăn lá xoan (cây trụ tiêu). Từ nguồn phân dê, bà con cũng lại tận dụng tuần hoàn để bón cho cây tiêu. Phân dê được ủ chung với nấm Trichoderma khoảng 6 tháng đến 1 năm là sử dụng. Nhờ hệ thống tưới nước tiết kiệm nên phân dê rất dễ hoai mục, cây tiêu hấp thụ từ từ nên quanh năm xanh tốt, chi phí đầu tư cũng rất thấp. Cách làm này cũng đã giải được bài toán thu nhập cho nông dân khi giá phân bón hữu cơ tăng cao, giá hộ tiêu xuống thấp.

111123334xxx.jpg

Từ ý thức làm sạch cho sản phẩm nông nghiệp của nông dân. Đến nay, Xuân Lộc đã có trên 340 ha cây trồng được cấp chứng nhận Viet Gap, Global Gap; 50/103 trang trại sản phẩm chủ lực đã áp dụng qui trình sản xuất nông nghiệp tốt; 135/220 trang trại chăn nuôi áp dụng tốt công nghệ chuồng lạnh, an toàn sinh học, khép kín; Địa phương cũng hình thành được 24 mô hình sản xuất nông nghiệp công nghệ cao, nông nghiệp hữu cơ; 23 sản phẩm nông nghiệp của huyện đã được cấp chứng nhận OCOP, trong đó có 22 sản phẩm đạt tiêu chuẩn 3 sao và 1 sản phẩm đạt tiêu chuẩn 4 sao. Anh Trần Quang Tính, giám đốc trang Trại Việt, xã Xuân Trường cho biết, hiện nay đơn vị cũng đã đầu tư được gần 36 nhà màng áp suất âm để sản xuất dưa lưới và các loại rau để cung cấp cho thị trường. Với mong muốn tạo ra các dòng sản phẩm chất lượng an toàn, tốt cho sức khỏe người tiêu dùng và ổn định đầu ra cho doanh nghiệp, đơn vị luôn đặt tiêu chí sản xuất sạch lên hàng đầu, bao gồm giống sạch, đất sạch, nước sạch và môi trường sạch. Tất cả các loại rau, củ quả được trồng trên giá thể cát, phân hữu cơ vi sinh, và tưới bằng hệ thống tự động. Trong nhà màng , Trang Trại Việt còn nuôi một số côn trùng có lợi như ong để thụ phấn hoa và diệt trừ sâu bệnh gây hại. Hiện nay dưa lưới của Trang Trại Việt đã được cấp chứng nhận OCOP 3 sao, mỗi tháng cung cấp cho hệ thống siêu thị khoảng 60 tấn. Chia sẻ về vần đề này, ông Nguyễn Vân, nhân viên quản lý sản xuất rau sạch của Cty Trang Trại Việt, xã Xuân Trường cho biết: Từ lâu trang trại chúng tôi nuôi ong trong nhà màng để thụ phấn hoa. Việc sử dụng Ong để thụ phấn sẽ đều hơn, quả dưa tròn hơn thụ phấn thủ công bằng tay người. ong là côn trùng rất mẫn cảm với thuốc bảo vệ thực vật. Do vậy, chúng tôi chỉ sử dụng các chế phẩm sinh học trong sản xuất để ong không bị chết,…

111123334xxxx.jpg 
(Mô hình nuôi ong trong nhà màng để thụ phấn hoa và quản lý dịch bệnh tại Công ty TNHH Trang Trại Việt, xã Xuân Trườn).

Để sản phẩm nông nghiệp dễ dàng tiếp cận và tiêu thụ ổn định ra thị trường, Xuân Lộc đã hình thành được nhiều chuỗi liên kết sản xuất; tích cực ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số vào trong ngành nông nghiệp như việc, cập nhật thông tin quy trình canh tác vào sổ tau nhật kí điện tử, đăng kí mã vùng trồng, chỉ dẫn địa lý, mã vạch, mã code QR,…ứng dụng tìm kiếm khách hàng, đăng bán sản phẩm trên các kênh thông tin như: Fanpace, website, sàn giao dịch thương mại điện tử Đồng Nai,vv...tất cả đều giúp cho người tiêu dùng có thể dễ dàng truy xuất nguồn gốc, bảng đánh giá chất lượng sản phẩm. Cách làm này đã rút ngắn đoạn đường từ sản xuất đến tiêu thụ, giảm bớt khâu trung gian mua rẻ của nông dân, bán đắt cho người tiêu dùng của các thương buôn.

 111123334xxxxx.jpg

(Mô hình chăn nuôi bò vỗ béo quy mô hai hàng nghìn tại xã Xuân Trường)

Tính đến nay, huyện đã xây dựng được 15 chuỗi liên kết sản xuất, 25 mã vùng trồng và 61 nhãn hiệu hàng hóa, 2 điểm bán hàng OCOP cùng hàng chục sản phẩm lên sàn giao dịch thương mại điện tử Đồng Nai. Hợp tác xã cacao Suối Cát là một trong những điển hình của ngành nông nghiệp mới. Sau nhiều năm phải chật vật với thị trường đầu ra, năm 2020, hơn 20 hộ dân trồng Cacao tại xã Suối Cát đã liên kết với nhau để làm Cacao sạch.  Từ lợi thế có vùng nguyên liệu, có năng lực tài chính và có chuyên môn, bà con nơi đây đã mạnh đầu tư máy móc, công nghệ chế biến sâu hạt cacao thành các sản phẩm phục vụ cho thị trường  như: bột cacao, socola, son môi và nhiều loại thức uống đóng chai,...Không chỉ vậy, nông dân nơi đây hướng dẫn, chia sẻ kinh nghiệm cho du khách cũng như các em học sinh, sinh viên đến đây để tìm hiểu quy trình canh tác và cách chế biến cacao.  Ông Trương Văn Mỹ, giám đốc hợp tác xã ca cao Suối Cát cho biết, Hợp tác xã chúng tôi đã kí kết đầu ra với 2 công ty lớn của nước ngoài là công ty Bamboo và công ty MAROU của Pháp. Hiện tại đầu ra rất tốt, chúng tôi đã phát triển từ 20 thành viên lên gần 100 thành viên với diện tích trên 100ha. Hiện tại chúng tôi đang sản xuất theo tiêu chuẩn Fairtraide của Mỹ. Cuối tháng 10 này họ sẽ qua đánh giá, nếu đạt thì sản phẩm của hợp tác xã chúng tôi rất sễ dàng xuất qua thị trường Mỹ.

Nông nghiệp Xuân Lộc sẽ là hình mẫu

Chủ trương đúng đắn, phương pháp rõ ràng và cách làm khoa học đã giúp cho nền nông nghiệp của huyện Xuân Lộc bước lên một tầm cao mới. Minh chứng là thị trường đầu ra ổn định, thu nhập của nông dân được tăng cao, giá trị sản xuất bình quân trên một hecta đất nông nghiệp cuối năm 2022 đạt 221 triệu đồng, riêng cây chủ lực đạt bình quân gần 280 triệu đồng/năm. Nếu tính cả chăn nuôi, giá trị sản xuất bình quân trên một hecta đất nông nghiệp đạt hơn 343,3 triệu đồng, cao hơn nhiều so với mặt bằng chung của Tỉnh và cả nước. Đặc biệt đối với các mô hình ứng dụng công nghệ cao, mức thu nhập đều đạt từ 800 triệu đến hơn 1 tỷ đồng/ha/năm. Thu nhập bình quân đầu người đạt trên 83,6 triệu đồng/người/năm. Đến nay, Xuân Lộc có 14/14 xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao, 9/14 xã đạt nông thôn mới kiểu mẫu. ông Đoàn Văn Thiện, trưởng phòng bông nghiệp huyện cho biết thêm, trong những năm qua, các chuỗi liên kết của nông dân phát huy tốt tính hiệu quả, với mô hình hộp tác xã nông dân có thêm năng lực canh tác, có sản phẩm tốt, chất lượng đồng đều và liên tục, do đó rất dễ dàng kí kết các hợp đồng lớn. Trong thời gian tới, huyện tạo nhiều điều kiện thu hút nhà đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp sạch của huyện, đặc biệt là các doanh nghiệp thu mua, chế biến sâu các mặt hàng nông sản trái cây, bắp lúa của địa phương.

 111123334xxxxxx.jpg

(Nhiều đoàn du khách đến thăm quan, tìm hiểu quy trình sản xuất cacao sạch tại hợp tác xã cacao Suối Cát)

Có thể thấy rằng! Bằng sự quyết tâm cao và hướng đi đúng đắn, bức tranh về nền nông nghiệp sạch, bền vững của huyện Xuân Lộc đang ngày càng được thể hiện rõ nét. Trong tương lai, địa danh Xuân Lộc sẽ được nhiều người biết đến thông qua các sản phẩm nông nghiệp có chất lượng cao và giá thành tốt. Mô hình về một nền nông nghiệp sạch, bền vững của huyện Xuân Lộc xứng đáng là hình mẫu để Trung ương đánh giá, nhân rộng cho các địa phương khác. 


Hải Đình

Các tin khác

    There are no items to show in this view.

Liên kết webiste

Thăm dò ý kiến

Đánh giá về trang thông tin điện tử UBND huyện Xuân Lộc

 

Số lượt truy cập

Trong ngày:
Tất cả:
Chung nhan Tin Nhiem Mang

ỦY BAN NHÂN DÂN HUYỆN XUÂN LỘC

Chịu trách nhiệm nội dung: Bà Huỳnh Thị Lành-Phó Chủ tịch
Địa chỉ: số 267 - Đường Hùng Vương - Khu 1 - Thị trấn Gia Ray - Huyện Xuân Lộc - Tỉ​nh Đồng Nai 

ĐT: 02513.871113 - Fax: 02513.871286 
Website:http://xuanloc.dongnai.gov.vn         
Email: ubnd-xl@dongnai.gov.vn​