Thứ 6 - 26/02/2016
Màu đỏ Màu xanh nước biển Màu vàng Màu xanh lá cây
Chương trình đối thoại giữa lãnh đạo Ủy ban Nhân dân huyện với thanh niên trên địa bàn huyện Xuân Lộc năm 2023

Chương trình đối thoại gia lãnh đạo Ủy ban Nhân dân huyện với thanh niên trên địa bàn huyện Xuân Lộc năm 2023

Câu 1. Trong giai đoạn phát triển của xu hướng hiện nay Việt Nam nói riêng và thế giới nói chung, con đường chuyển đổi số là một quy luật tất yếu và là con đường có th xem là ngắn nhất để phát triển Kinh tế- Xã hội, Quốc phòng - An ninh ở nước ta, vậy mong lãnh đạo huyện Xuân Lộc hãy cho biết những ch trương, định hướng của huyện Xuân Lộc trong công cuộc chuyển đổi s trên địa bàn huyện Xuân Lộc.

=>Trả lời:

Thực hiện Nghị quyết số 05-NQ/TU ngày 28/3/2022 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh về chuyển đổi số tỉnh Đồng Nai đến năm 2025 và định hướng đến năm 2030 và Kế hoạch số 177/KH-UBND ngày 05/8/2022 của UBND tỉnh Đồng Nai, Huyện ủy và UBND huyện có kế hoạch triển khai thực hiện về Chuyển đổi số đến năm 2025 và định hướng đến năm 2030, trong đó tập trung xây dựng chính quyền số, kinh tế số, xã hội số (Tuyên truyền, phổ biến nhằm nâng cao nhận thức về chuyển đổi số; xây dựng cơ chế, chính sách thúc đẩy quá trình chuyển đổi số; phát triển nguồn nhân lực; phát triển chính quyền số; kinh tế số; xã hội số; bảo đảm an toàn thông tin, an ninh mạng).

Định hướng: Cụ thể hóa việc triển khai thực hiện hiệu quả Kế hoạch số 177/KH-UBND và Kế hoạch số 117-KH/HU giúp các cơ quan, đơn vị, các tổ chức, doanh nghiệp có căn cứ triển khai thực hiện chuyển đổi số.

Giai đoạn từ nay đến năm 2025: Huyện Xuân Lộc cơ bản hoàn thành các chỉ tiêu về chuyển đổi số; ưu tiên tập trung đẩy nhanh tiến trình chuyển đổi số ở một số lĩnh vực: y tế, giáo dục, giao thông vận tải, tài chính - ngân hàng, du lịch, nông nghiệp, tài nguyên - môi trường…, cụ thể:

+ 100% dịch vụ công trực tuyến một phần và toàn trình phổ biến, liên quan tới nhiều người dân, doanh nghiệp được cung cấp trên nhiều phương tiện truy cập khác nhau, bao gồm cả thiết bị di động.

+ Thực hiện số hóa toàn bộ kết quả giải quyết thủ tục hành chính còn hiệu lực, thuộc thẩm quyền giải quyết của các cơ quan hành chính nhà nước trên địa bàn huyện đảm bảo việc kết nối, chia sẻ sữ liệu trong giải quyết TTHC trên môi trường điện tử theo Nghị định số 45/2020/NĐ-CP của Chính phủ.

+ 95% hồ sơ công việc tại cấp huyện và cấp xã được xử lý trên môi trường mạng (trừ hồ sơ công việc thuộc phạm vi bí mật nhà nước) thông qua việc ứng dụng chữ ký số để đảm bảo an toàn, an ninh thông tin và tính xác thực.

+ 100% các hệ thống thông tin của UBND huyện có liên quan đến người dân, doanh nghiệp đã đưa vào vận hành, khai thác được kết nối, liên thông qua các nền tảng tích hợp, chia sẻ dữ liệu (LGSP).

+ 100% chế độ báo cáo, chỉ tiêu tổng hợp báo cáo định kỳ và báo cáo thống kê về kinh tế - xã hội phục vụ sự chỉ đạo, điều hành của UBND huyện, Chủ tịch UBND huyện được thực hiện trên hệ thống thông tin báo cáo và kết nối, tích hợp, chia sẻ dữ liệu số trên Hệ thống thông tin báo cáo Tỉnh.

+ Phấn đấu 80% cuộc họp giữa cấp tỉnh với cấp huyện, cấp huyện với cấp xã được tổ chức theo hình thức trực tuyến.

+ 50% hoạt động kiểm tra của cơ quan quản lý nhà nước trên địa bàn huyện được thực hiện thông qua môi trường số.

+ Tỷ lệ ấp/khu phố đảm bảo hạ tầng cáp quang cung cấp cho hộ gia đình đạt 100%.

+ Tỷ lệ xã, thị trấn có hạ tầng mạng băng rộng cáp quang đạt 100%.

+ Tỷ lệ ấp/khu phố được phủ sóng 3G, 4G, 5G đạt 100%.

+ Tỷ lệ người dân và doanh nghiệp có tài khoản thanh toán điện tử trên 65%.

Định hướng đến năm 2030, huyện Xuân Lộc trở thành huyện nông thôn mới hiện đại, có những khu đô thị thông minh với những đổi mới căn bản, toàn diện về hoạt động quản lý điều hành của bộ máy chính quyền; các ngành, các lĩnh vực được tối ưu, thông minh hóa hướng đến nâng cao trải nghiệm và chất lượng sống của người dân, cụ thể:

+ 100% giao dịch trên Cổng dịch vụ công trực tuyến và Hệ thống thông tin một cửa điện tử của huyện được xác thực điện tử và thanh toán trực tuyến; tỷ lệ hồ sơ giải quyết theo dịch vụ công mức độ 3,4 trên tổng số hồ sơ đạt 80%; trên 90% người dân và doanh nghiệp hài lòng về giải quyết thủ tục hành chính.

+ 100% hồ sơ công việc tại cấp huyện và cấp xã được xử lý trên môi trường mạng (trừ hồ sơ công việc thuộc phạm vi bí mật nhà nước).

+ 80% hoạt động kiểm tra của cơ quan quản lý nhà nước trên địa bàn huyện được thực hiện thông qua môi trường số.

+ Phấn đấu kinh tế số chiếm 30% GDP trở lên.

+ Tỷ trọng kinh tế số trong từng ngành, lĩnh vực đạt tối thiểu 20%.

+ Năng suất lao động hàng năm tăng tối thiểu 12%.

+ Phổ cập dịch vụ mạng Internet băng rộng cáp quang.

+ Phổ cập dịch vụ mạng di động 5G.

+ Tỷ lệ người dân và doanh nghiệp có tài khoản thanh toán điện tử trên 80%.

Câu 4. Kính đề nghị lãnh đạo UBND huyện cho biết về quy trình thực hiện dịch vụ công trực tuyến trên cổng Dịch vụ công của tỉnh và Cổng DVC của Quốc gia có phức tạp hay không? Việc tạo, quản lý tài khoản của người dân, doanh nghiệp trên cng dịch vụ công trực tuyến của tỉnh, của Bộ và cổng dịch vụ công Quc gia được thực hiện như thế nào? Công tác tuyên truyền và nâng cao hiệu quả, tỷ lệ sử dụng dịch vụ công trực tuyến trên địa bàn huyện như thế nào?

=>Trả lời:

- Sử dụng DVCTT là bước tiến mới trong cải cách hành chính, giúp người dân, doanh nghiệp có thể giải quyết TTHC ở mọi lúc, mọi nơi, không phải đi lại nhiều lần, không phải xếp hàng và không mất thời gian chờ đợi. Đặc biệt, khi sử dụng DVCTT, người dân và doanh nghiệp sẽ tránh được sự nhũng nhiễu, quan liêu, phiền hà của một bộ phận cán bộ, công chức; tăng tính công khai, minh mạch của TTHC. Việc gửi hồ sơ qua DVCTT còn giúp tổ chức, cá nhân có thể giao dịch 24/24 giờ trong ngày, tại bất cứ đâu có kết nối internet. Nếu trước đây, muốn giải quyết TTHC, người dân, doanh nghiệp phải đến trực tiếp cơ quan Nhà nước nhận phiếu theo thứ tự và chờ cán bộ tiếp nhận hồ sơ để xử lý. Nhưng nay, khi sử dụng DVCTT, mọi việc liên quan đến TTHC, các tổ chức, cá nhân có thể thực hiện ở nhà hay ở cơ quan, đơn vị bằng máy tính hoặc điện thoại thông minh có kết nối internet, đồng thời có thể theo dõi, giám sát được tình trạng giải quyết hồ sơ của mình. Vì vậy, khi sử dụng DVCTT, các tổ chức, cá nhân sẽ tiết kiệm được thời gian, công sức và cắt giảm các chi phí đi lại.

Do đó, quy trình thực hiện dịch vụ công trực tuyến trên cổng Dịch vụ công của tỉnh và Cổng DVC của Quốc gia không phức tạp.

- Việc tạo, quản lý tài khoản của người dân, doanh nghiệp trên cổng dịch vụ công trực tuyến của tỉnh, của Bộ và cổng dịch vụ công Quốc gia được thực hiện: Để sử dụng DVCTT, trước hết tổ chức, công dân phải có một tài khoản đã được xác thực trên hệ thống. Sau khi có tài khoản, tổ chức, công dân có thể đăng ký các dịch vụ công và theo dõi hồ sơ của mình thông qua tài khoản đã đăng ký.

Hướng dẫn việc đăng ký:

Bước 1: Truy cập Cổng Dịch vụ công trực tuyến tỉnh Đồng Nai theo địa chỉ: https://dichvucong.dongnai.gov.vn hoặc https://dichvucong.gov.vn.

Bước 2: Tổ chức, công dân bấm nút đăng ký.

Bước 3: Tổ chức, công dân chọn loại tài khoản mà mình cần đăng ký (công dân, tổ chức, doanh nghiệp).

Bước 4: Cập nhật đầy đủ thông tin đăng ký, chú ý các trường dấu * là các trường bắt buộc, mã xác nhận là một chuỗi ký tự bất kỳ do hệ thống tự sinh ra yêu cầu người dùng phải cập nhật, cuối cùng bấm nút đăng ký để hoàn tất quá trình đăng ký tài khoản.

- Về công tác tuyên truyền và nâng cao hiệu quả, tỷ lệ sử dụng dịch vụ công trực tuyến:

+ Các cơ quan nhà nước tăng cường tuyên truyền hiệu quả về dịch vụ công trực tuyến của cơ quan để người dân, doanh nghiệp hiểu rõ hơn về lợi ích mang lại từ việc sử dụng dịch vụ công trực tuyến. Chú trọng đổi mới nội dung và hình thức tuyên truyền phù hợp với từng đối tượng thụ hưởng. Về nội dung tuyên truyền: triển khai xây dựng tài liệu giới thiệu dịch vụ, nêu bật được các lợi ích người dân, doanh nghiệp được thụ hưởng; tài liệu hướng dẫn cần được thể hiện dưới dạng các hình thức hình ảnh minh họa hướng dẫn, video hướng dẫn thực hiện cụ thể một DVCTT đăng tải trên Trang thông tin điện tử; thiết kế các tài liệu hướng dẫn theo từng bước thực hiện dịch vụ dưới dạng tờ gấp để cung cấp cho người dùng tại bộ phận một cửa.

+ Đổi mới, đa dạng các hình thức tuyên truyền: kết hợp sinh hoạt tổ dân phố với thực hiện việc tuyên truyền DVCTT đến từng tổ dân phố vào các buổi họp tổ dân phố. Tại các buổi sinh hoạt tổ dân phố, đơn vị cung cấp dịch vụ phát tờ gấp giới thiệu dịch vụ cho người dân, giới thiệu về các lợi ích khi tham gia sử dụng DVCTT, trình chiếu các đoạn video hướng dẫn sử dụng dịch vụ; Tuyên truyền trên mạng xã hội như Facebook, Zalo để tác động trực tiếp đến giới trẻ và từ đó thêm một kênh thông tin để đưa lợi ích của sử dụng DVCTT đến từng hộ gia đình. Tại các bộ phận một cửa của các xã, thị trấn cần cung cấp các màn hình giới thiệu các DVCTT, chính sách khuyến khích để người dân trong khi chờ đợi giải quyết TTHC có thể xem và biết về các DVCTT.

+ Nhà nước và doanh nghiệp cùng vào cuộc: hỗ trợ đào tạo, nâng cao kỹ năng, trình độ sử dụng máy tính, internet cho người dân; điểm truy cập Internet công cộng; Hệ thống mạng Wi-Fi miễn phí tại các khu vực đông dân cư để người dân tiếp cận dịch vụ. Hợp tác với các doanh nghiệp như Bưu điện, ngân hàng để hỗ trợ triển khai DVC trực tuyến như chuyển trả kết quả qua Bưu điện, thanh toán phí, lệ phí trực tuyến,…

Câu 6. Đ thực hiện tốt việc chuyển đối số và ứng dụng thông tin trong mọi mặt đời sống, ngoài kỹ năng, kiến thức và hiểu biết, thì UBND huyện trong thời gian tới có phương án gì đế phủ sóng các mạng 4G, 5G phục vụ cho nhu cầu đời sống ca đoàn viên, thanh niên và người dân hay không?

=>Trả lời:

Hiện nay, cơ sở hạ tầng viễn thông băng rộng trên địa bàn huyện đảm bảo, hiện đại, an toàn, dung lượng lớn, tốc độ cao, vùng phủ dịch vụ rộng khắp toàn huyện. Cung cấp các dịch vụ viễn  thông băng rộng đa dạng với chất lượng tiêu chuẩn, giá cước hợp lý theo cơ chế thị trường.   

Để đảm bảo hạ tầng băng rộng phục vụ chuyển đổi số như phát triển chính quyền số, kinh tế số và xã hội số đến năm 2025 định hướng năm 2030. UBND huyện có phương án đầu tư, nâng cấp phát triển hạ tầng viễn thông để phủ sóng mạng 5G tạo điều kiện để người dân sử dụng thuận lợi các dịch vụ viễn thông, thông tin, giải trí và bảo đảm thông tin liên lạc phục vụ sự lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy đảng, chính quyền, góp phần phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng - an ninh trên địa bàn huyện.

Câu 10: UBND Huyện có những biện pháp cụ thể nào để đẩy mạnh ứng dụng chuyển đổi số vào quảng bá, phát triển du lịch sinh thái vườn tại Xuân Lộc hay không?

=>Trả lời:

Trong thời gian qua, huyện Xuân Lộc đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện nhiều nhiệm vụ, giải pháp để phát triển du lịch và xác định mục tiêu phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế quan trọng giai đoạn 2022 – 2030. Để đạt được mục tiêu này, một trong những giải pháp quan trọng là ứng dụng mạnh mẽ chuyển đổi số để xúc tiến, quảng bá phát triển du lịch nói chung và du lịch sinh thái vườn nói riêng.

Hiện tại, UBND huyện Xuân Lộc đang kết nối và hỗ trợ các điểm du lịch sinh thái trên địa bàn huyện đưa thông tin du lịch quảng bá trên trang thông tin điện tử huyện Xuân Lộc, các nền tảng mạng xã hội như Facebook, zalo, hướng dẫn điểm du lịch sử dụng Google map. Bên cạnh đó, huyện tạo nhóm zalo trao đổi và hỗ trợ cho việc đăng thông tin quảng cáo, bài viết trên trang Fanpage Du lịch Xuân Lộc nhằm chủ động quảng bá du lịch Xuân Lộc đến với người dân trong và ngoài nước. Ngoài ra, huyện Xuân Lộc (phòng Văn hóa và Thông tin, Trung tâm VHTTTT) cung cấp tin, bài về hoạt động du lịch lên trang du lịch của tỉnh Đồng Nai (https://mydongnai.vn/) và báo Đồng Nai, Báo Người Lao động ... Đồng thời phối hợp các ngành hướng dẫn các nhà vườn bán sản phẩm trên các trang thương mại điện tử, tối ưu hóa sàn phù hợp với công cụ tìm kiếm Google theo tiêu chuẩn mới nhất: Tối ưu hóa từ khóa, tối ưu hóa thẻ Tile &Meta tag, tiêu đề, nội dung, hình ảnh, tối ưu hóa URLs; Đăng tải các bài viết, tin tức, hình ảnh, video, thiết lập các gian hàng, cập nhật các sản phẩm bán trên sàn giao dịch thương mại điện tử…. 

Câu 12. Khởi nghiệp nhỏ, lẻ tích hợp vận dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi s đang là xu hướng của thanh niên hiện nay nhưng đa phần thanh niên đều gặp vấn đề về kiến thức để vận hành các nền tảng. Vì vậy, trong thời gian tới, UBND huyện có tổ chức được các lớp tập huấn nâng cao k năng, vận dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số trong việc khởi nghiệp của thanh niên hay không?

=>Trả lời:

Thực hiện Chương trình hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa chuyển đổi số tại Quyết định số 377/QĐ-BTTTT ngày 26/3/2021 của Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông phê duyệt Chương trình hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa chuyển đổi số; Kế hoạch số 132/KH-UBND ngày 10/6/2022 của UBND tỉnh Đồng Nai về phát triển doanh nghiệp công nghệ số tỉnh Đồng Nai giai đoạn 2022 - 2025 và định hướng đến năm 2030, UBND huyện Xuân Lộc đã ban hành Kế hoạch triển khai Chương trình hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa chuyển đổi số trên địa bàn huyện Xuân Lộc giai đoạn 2022 - 2025:

-Tiếp tục tuyên truyền Chương trình hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa nhằm giúp DNNVV nâng cao nhận thức và năng lực tiếp cận các thủ tục hành chính và chính sách ngành công thương, Sở Công Thương- Thương mại.

-Thông báo lớp tập huấn kỹ năng quản trị gian hàng trên sàn giao dịch thương mại điện tử tỉnh Đồng Nai, cho cán bộ, công chức, viên chức phụ trách lĩnh vực thương mại dịch vụ cấp huyện, cấp xã, các Hội, Hiệp hội ngành nghề kinh doanh trên địa bàn huyện; Chủ thể sản phẩm OCOP, chủ thể sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu; Doanh nghiệp, hợp tác xã, cơ sở sản xuất kinh doanh có nhu cầu kinh doanh hàng hóa trên sàn giao dịch thương mại điện tử tỉnh; Thương nhân, tổ chức cung cấp dịch vụ thương mại điện tử trên địa bàn huyện. 

-Phối hợp Hỗ trợ quảng bá, giới thiệu, bán hàng trên sàn giao dịch thương mại điện tử tỉnh Đồng Nai.

Ngoài ra, Tuyên truyền, hướng dẫn về chuyển đổi số lồng ghép vào các nội dung hoạt động khuyến công. Cung cấp thông tin về các chính sách phát triển công nghiệp, khuyến công qua website, bản tin, tiếp sóng chuyên đề khuyến công phát sóng trên Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh Đồng Nai; Tạo lập trang mạng xã hội Zalo với tên Điểm bán sản phẩm CNNT, OCOP huyện và Facebook: Khuyến công Xuân Lộc (điểm bán sản phẩm CNNT, sản phẩm OCOP huyện), đăng tải các thông tin, hình ảnh sản phẩm, hoạt động để giới thiệu, quảng bá các sản phẩm CNNT tiêu biểu, sản phẩm OCOP, sản phẩm thủ công mỹ nghệ, sản phẩm mang tính đặc trưng của huyện. 

UBND huyện Xuân Lộc phối hợp với các tổ chức, chuyên gia, hiệp hội ngành nghề triển khai tổ chức các hội thảo, hội nghị về chuyển đổi số cho các doanh nghiệp SMEs theo ngành, lĩnh vực, địa phương. Các doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh quan tâm có thể tham gia Chương trình, sử dụng các nền tảng số để chuyển đổi số tại địa chỉ https://smedx.vn.

Trong thời gian tới, UBND huyện tiếp tục chỉ đạo đẩy mạnh công tác truyền thông, nâng cao nhận thức, kỹ năng số, tăng cường tương tác với người dân, doanh nghiệp. Xây dựng triển khai các chuyên đề tuyên truyền cung cấp thông tin trên hệ thống truyền thanh, trên các trang mạng xã hội, trang thông tin điện tử huyện về các hoạt động cụ thể chuyển đổi số của huyện để phổ biến nhanh đến người dân doanh nghiệp. Tiếp tục ứng dụng nền tảng mở học đại trà để phổ cập kỹ năng số đến người dân, doanh nghiệp trên địa bàn huyện. Tiếp tục duy trì và xây dựng mới các kênh giao tiếp với người dân doanh nghiệp thông qua nền tảng mạng xã hội Zalo, Facebook…nhằm thông tin đến người dân một cách nhanh chóng và nắm bắt thông tin phản ánh của người dân kịp thời.

Câu 13. Việc áp dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số đã có nhng cơ chế, chính sách gì h trợ cho doanh nghiệp trong sản xuất và phương hướng h trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ trong tương lai không?

=>Trả lời:

Chính phủ vừa ban hành Nghị quyết số 58/NQ-CP ngày 21/4/2023 về một số chính sách, giải pháp trọng tâm hỗ trợ doanh nghiệp chủ động thích ứng, phục hồi nhanh và phát triển bền vững đến năm 2025.

Thông qua việc triển khai Kế hoạch nhằm mục đích tổ chức triển khai thực hiện có hiệu quả các mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp đề ra tại Nghị quyết số 58/NQ-CP đến các cấp, các ngành, cộng đồng doanh nghiệp và người dân nhằm hỗ trợ và phát triển doanh nghiệp chủ động thích ứng với tình hình mới, ổn định hoạt động sản xuất kinh doanh và phục hồi nhanh, đổi mới sáng tạo, phát triển sản xuất kinh doanh bền vững, nâng cao năng lực cạnh tranh, tham gia sâu vào mạng lưới sản xuất, chuỗi giá trị khu vực và toàn cầu; lớn mạnh về số lượng và chất lượng, góp phần xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ, chủ động tích cực hội nhập kinh tế quốc tế sâu rộng, thực chất, hiệu quả.

Phương hướng h trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ trong tương lai

- Cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, cắt giảm, đơn giản hóa các quy định liên quan đến hoạt động kinh doanh.

- Đề xuất các văn bản quy phạm pháp luật còn chưa cụ thể, chồng chéo, mâu thuẫn trong lĩnh vực đầu tư, đất đai, xây dựng và tài nguyên, môi trường; đề xuất cấp thẩm quyền cắt giảm hoặc đơn giản hoá các quy định tạo ra rào cản mới gây khó khăn cho hoạt động đầu tư, sản xuất kinh doanh, trừ trường hợp cần thiết và phải đánh giá tác động tới doanh nghiệp. Rà soát các thủ tục hành chính liên quan đến doanh nghiệp theo hướng đơn giản hóa hoặc thay đổi phù hợp để có thể ứng dụng hiệu quả công nghệ số, triển khai dịch vụ công trực tuyến.

- Đẩy mạnh Cuộc vận động "Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam trong giai đoạn 2021- 2025", Chương trình phát triển thương mại miền núi, vùng sâu, vùng xa và hải đảo giai đoạn 2021- 2025", Chương trình phát triển thương mại điện tử quốc gia  để kích cầu tiêu dùng nội địa.

- Triển khai Chương trình hỗ trợ pháp lý liên ngành cho doanh nghiệp nhỏ và vừa giai đoạn 2021 - 2025.

- Phối hợp đẩy mạnh triển khai hỗ trợ doanh nghiệp chuyển đổi số theo Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa để nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất, kinh doanh, năng lực và lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp.

- Triển khai tuyên truyền hoạt động của Trung tâm Đổi mới sáng tạo Quốc gia nhằm thực hiện hỗ trợ, phát triển hệ sinh thái khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo, góp phần đổi mới mô hình tăng trưởng trên nền tảng phát triển khoa học và công nghệ; hiệu quả Diễn đàn thường niên kết nối quỹ đầu tư đổi mới sáng tạo Việt Nam và Mạng lưới đổi mới sáng tạo quốc gia.

- Triển khai thực hiện Chương trình chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 và Chiến lược quốc gia về phát triển doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam đến năm 2030; xây dựng cơ sở hạ tầng mới (như mạng 5G, trung tâm dữ liệu…).

- Phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông tuyên truyền: ứng dụng công nghệ thông tin để tổ chức các phiên giao dịch việc làm, hỗ trợ người sử dụng lao động tuyển dụng bằng hình thức trực tuyến; các hoạt động kết nối, giao dịch việc làm có sự liên kết giữa các địa phương trong vùng, liên vùng hoặc trên toàn quốc; sàn giao dịch việc làm trực tuyến hiện đại để trực tiếp kết nối giữa người lao động, người sử dụng lao động, không bị rào cản về không gian địa lý…​


pvh

Các tin khác

Liên kết webiste

Thăm dò ý kiến

Đánh giá về trang thông tin điện tử UBND huyện Xuân Lộc

 

Số lượt truy cập

Trong ngày:
Tất cả:
Chung nhan Tin Nhiem Mang

ỦY BAN NHÂN DÂN HUYỆN XUÂN LỘC

Chịu trách nhiệm nội dung: Bà Huỳnh Thị Lành-Phó Chủ tịch
Địa chỉ: số 267 - Đường Hùng Vương - Khu 1 - Thị trấn Gia Ray - Huyện Xuân Lộc - Tỉ​nh Đồng Nai 

ĐT: 02513.871113 - Fax: 02513.871286 
Website:http://xuanloc.dongnai.gov.vn         
Email: ubnd-xl@dongnai.gov.vn​