
TỔNG QUAN XÃ XUÂN THỌ
I. Thông tin tổng quan:
1. Vị trí:
Xã Xuân Thọ là một trong 15 đơn vị hành chính nằm ở phía Đông Nam huyện Xuân Lộc.
Tiếp giáp:
Phía Đông giáp xã Suối Cao – Xuân Trường
Phía Tây giáp xã Bảo Quang, Bảo Vinh – Long Khánh
Phía Nam giáp xã Xuân Phú, Suối Cát
Phía Bắc giáp xã Xuân Bắc
2. Diên tích, dân số
Tổng diện tích tự nhiên là 3775.5 ha, trong đó đất
nông nghiệp 3240 ha.
Dân số 4.025 hộ với 19.292 nhân khẩu, tỷ lệ lao động
trong độ tuổi 12.809 người ( chiếm 67% dân số).
3. Dân tộc, tôn giáo
Có 8 dân tộc thiểu số sống gồm: Khơme, Hoa, Tày, Nùng,
Chu ru, Chơro, Êđê, Mường với 349 hộ và 1589 khẩu
Có 4 tôn giáo chính: Phật, Tin lành, Công giáo, Cao
đài gồm 2.546 hộ, 12.112 khẩu
4. Đơn vị hành chính: gồm 7 ấp
1. Thọ Tân
2. Thọ Trung
3. Thọ Hòa
4. Thọ Bình
5. Thọ Lộc
6. Thọ Phước
7. Thọ Chánh
5. Ủy ban nhân dân và Hội đồng nhân dân
Trụ sở: Ấp Thọ Chánh – Xuân Thọ - Xuân Lộc – Đồng Nai
Điện thoại: 0613731224
Các Ban ngành, đoàn thể:
Ban Tài chính – kế toán
Ban Tư pháp
Ban Địa chính – Xây dựng
Ban Văn hóa – xã hội
Công an
Xã đội
Giảm nghèo
Thương binh xã hội
Tôn giáo – dân tộc
Gia đình – trẻ em
Nông nghiệp
Giao thông thủy lợi
Hội nông dân
Hội cựu chiến binh
Hội phụ nữ
Hội hội chữ thập đỏ
Hội khuyến học
Hội người cao tuổi
Đoàn thanh niên
UB MTTQVN xã
Văn phòng Đảng ủy
Văn phòng HĐND – UBND
II.Thông tin về tổ chức bộ máy
1. Chức năng, nhiệm vụ
1.1.Trong lĩnh vực kinh tế
Xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội hàng năm
trình Hội đồng nhân dân cùng cấp thông qua để trình Uỷ ban nhân dân huyện phê
duyệt; tổ chức thực hiện kế hoạch đó
Lập dự toán thu ngân sách nhà nước trên địa bàn; dự
toán thu, chi ngân sách địa phương và phương án phân bổ dự toán ngân sách cấp
mình; dự toán điều chỉnh ngân sách địa phương trong trường hợp cần thiết và lập
quyết toán ngân sách địa phương trình Hội đồng nhân dân cùng cấp quyết định và
báo cáo Uỷ ban nhân dân, cơ quan tài chính cấp trên trực tiếp;
Tổ chức thực hiện ngân sách địa phương, phối hợp với
các cơ quan nhà nước cấp trên trong việc quản lý ngân sách nhà nước trên địa
bàn xã, thị trấn và báo cáo về ngân sách nhà nước theo quy định của pháp luật;
Quản lý và sử dụng hợp lý, có hiệu quả quỹ đất được để
lại phục vụ các nhu cầu công ích ở địa phương; xây dựng và quản lý các công
trình công cộng, đường giao thông, trụ sở, trường học, trạm y tế, công trình
điện, nước theo quy định của pháp luật;
Huy động sự đóng góp của các tổ chức, cá nhân để đầu
tư xây dựng các công trình kết cấu hạ tầng của xã, thị trấn trên nguyên tắc dân
chủ, tự nguyện. Việc quản lý các khoản đóng góp này phải công khai, có kiểm
tra, kiểm soát và bảo đảm sử dụng đúng mục đích, đúng chế độ theo quy định của
pháp luật.
1.2.Trong lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư
nghiệp, thuỷ lợi và tiểu thủ công nghiệp:
Tổ chức và hướng dẫn việc thực hiện các chương trình,
kế hoạch, đề án khuyến khích phát triển và ứng dụng tiến bộ khoa học, công nghệ
để phát triển sản xuất và hướng dẫn nông dân chuyển đổi cơ cấu kinh tế, cây
trồng, vật nuôi trong sản xuất theo quy hoạch, kế hoạch chung và phòng trừ các
bệnh dịch đối với cây trồng và vật nuôi;
Tổ chức việc xây dựng các công trình thuỷ lợi nhỏ;
thực hiện việc tu bổ, bảo vệ đê điều, bảo vệ rừng; phòng, chống và khắc phục
hậu quả thiên tai, bão lụt; ngăn chặn kịp thời những hành vi vi phạm pháp luật
về bảo vệ đê điều, bảo vệ rừng tại địa phương;
Quản lý, kiểm tra, bảo vệ việc sử dụng nguồn nước trên
địa bàn theo quy định của pháp luật;
Tổ chức, hướng dẫn việc khai thác và phát triển các
ngành, nghề truyền thống ở địa phương và tổ chức ứng dụng tiến bộ về khoa học,
công nghệ để phát triển các ngành, nghề mới.
1.3.Trong lĩnh lực xây dựng, giao thông vận tải
Tổ chức thực hiện việc xây dựng, tu sửa đường giao
thông trong xã theo phân cấp;
Quản
lý việc xây dựng, cấp giấy phép xây dựng nhà ở riêng lẻ ở điểm dân cư nông thôn
theo quy định của pháp luật, kiểm tra việc thực hiện pháp luật về xây dựng và
xử lý vi phạm pháp luật theo thẩm quyền do pháp luật quy định;
Tổ chức việc bảo vệ, kiểm tra, xử lý các hành vi xâm
phạm đường giao thông và các công trình cơ sở hạ tầng khác ở địa phương theo
quy định của pháp luật;
Huy động sự đóng góp tự nguyện của nhân dân để xây
dựng đường giao thông, cầu, cống trong xã theo quy định của pháp luật.
1.4.Trong lĩnh vực giáo dục, y tế, xã hội, văn hoá và
thể dục thể thao
Thực hiện kế hoạch phát triển sự nghiệp giáo dục ở địa
phương; phối hợp với trường học huy động trẻ em vào lớp một đúng độ tuổi; tổ
chức thực hiện các lớp bổ túc văn hoá, thực hiện xoá mù chữ cho những người
trong độ tuổi;
Tổ chức xây dựng và quản lý, kiểm tra hoạt động của
nhà trẻ, lớp mẫu giáo, trường mầm non ở địa phương; phối hợp với Uỷ ban nhân
dân cấp trên quản lý trường tiểu học, trường trung học cơ sở trên địa bàn;
Tổ chức thực hiện các chương trình y tế cơ sở, dân số,
kế hoạch hoá gia đình được giao; vận động nhân dân giữ gìn vệ sinh; phòng,
chống các dịch bệnh;
Xây dựng phong trào và tổ chức các hoạt động văn hoá,
thể dục thể thao; tổ chức các lễ hội cổ truyền, bảo vệ và phát huy giá trị của
các di tích lịch sử - văn hoá và danh lam thắng cảnh ở địa phương theo quy định
của pháp luật;
Thực hiện chính sách, chế độ đối với thương binh, bệnh
binh, gia đình liệt sĩ, những người và gia đình có công với nước theo quy định
của pháp luật;
Tổ chức các hoạt động từ thiện, nhân đạo; vận động nhân
dân giúp đỡ các gia đình khó khăn, người già cô đơn, người tàn tật, trẻ mồ côi
không nơi nương tựa; tổ chức các hình thức nuôi dưỡng, chăm sóc các đối tượng
chính sách ở địa phương theo quy định của pháp luật;
Quản lý, bảo vệ, tu bổ nghĩa trang liệt sĩ; quy hoạch,
quản lý nghĩa địa ở địa phương.
1.5.Trong lĩnh vực quốc phòng, an ninh, trật tự, an
toàn xã hội và thi hành pháp luật ở địa phương
Tổ chức tuyên truyền, giáo dục xây dựng quốc phòng
toàn dân, xây dựng làng xã chiến đấu trong khu vực phòng thủ địa phương;
Thực hiện công tác nghĩa vụ quân sự và tuyển quân theo
kế hoạch; đăng ký, quản lý quân nhân dự bị động viên; tổ chức thực hiện việc
xây dựng, huấn luyện, sử dụng lực lượng dân quân tự vệ ở địa phương;
Thực hiện các biện pháp bảo đảm an ninh, trật tự, an
toàn xã hội; xây dựng phong trào quần chúng bảo vệ an ninh Tổ quốc vững mạnh;
thực hiện biện pháp phòng ngừa và chống tội phạm, các tệ nạn xã hội và các hành
vi vi phạm pháp luật khác ở địa phương;
Quản lý hộ khẩu; tổ chức việc đăng ký tạm trú, quản lý
việc đi lại của người nước ngoài ở địa phương.
1.6. Trong lĩnh vực chính sách dân tộc và tôn giáo:
Trong việc thực hiện chính sách dân tộc và chính sách
tôn giáo, Uỷ ban nhân dân xã, thị trấn có nhiệm vụ tổ chức, hướng dẫn và bảo
đảm thực hiện chính sách dân tộc, chính sách tôn giáo; quyền tự do tín ngưỡng,
tôn giáo của nhân dân ở địa phương theo quy định của pháp luật.
1.7. Trong việc thi hành pháp luật
Tổ chức tuyên truyền, giáo dục pháp luật; giải quyết
các vi phạm pháp luật và tranh chấp nhỏ trong nhân dân theo quy định của pháp
luật;
Tổ chức tiếp dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo và kiến
nghị của công dân theo thẩm quyền;
Tổ chức thực hiện hoặc phối hợp với các cơ quan chức
năng trong việc thi hành án theo quy định của pháp luật; tổ chức thực hiện các
quyết định về xử lý vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật.
2.Thông tin ban lãnh đạo
STT
|
Họ và Tên
|
Năm sinh
|
Quê quán
|
Chức Vụ
|
Trình độ
|
Số ĐT liên lạc
|
Ảnh
|
1
|
PhanThanh Xứng
|
1978
|
Nghệ An
|
BT.ĐU
CT.UBND
|
Văn hóa
|
12/12
|
Cơ quan
|
0613.732.406
|
|
Chuyên môn
|
ĐH
|
Nhà riêng
|
0613.732.579
|
Chính trị
|
TC
|
Di động
|
0948701777
|
Ngoại ngữ
|
B
|
Tin học
|
A
|
2
|
Lê Thanh Tùng
|
1973
|
Thừa Thiên Huế
|
PBT.ĐU
|
Văn hóa
|
12/12
|
Cơ quan
|
0613731950
|
|
Chuyên môn
|
ĐH
|
Nhà riêng
|
|
Chính trị
|
TC
|
Di động
|
0978181183
|
Ngoại ngữ
|
B
|
Tin học
|
B
|
3
|
Võ Thị Nhung
|
1974
|
Nghệ An
|
PBT.ĐU
CT.HĐND
|
Văn hóa
|
12/12
|
Cơ quan
|
0613.731.950
|
![]()
|
Chuyên môn
|
ĐH
|
Nhà riêng
|
|
Chính trị
|
CC
|
Di động
|
1682332217
|
Ngoại ngữ
|
B
|
Tin học
|
A
|
4
|
Hồ Thị Bảo Nhung
|
1979
|
Bình Định
|
PCT. HĐND
|
Văn hóa
|
12/12
|
Cơ quan
|
0613731223
|
|
Chuyên môn
|
ĐH
|
Nhà riêng
|
|
Chính trị
|
TC
|
Di động
|
09741767370
|
Ngoại ngữ
|
B
|
Tin học
|
A
|
5
|
Lê Đình Hưng
|
1982
|
Hưng Yên
|
PCT.UBND
|
Văn hóa
|
12/12
|
Cơ quan
|
0613731226
|
|
Chuyên môn
|
ĐH
|
Nhà riêng
|
|
Chính trị
|
SC
|
Di động
|
0913494625
|
Ngoại ngữ
|
B
|
Tin học
|
B
|
6
|
Đỗ Thị Bích Chi
|
1984
|
Tây Ninh
|
PCT.UBND
|
Văn hóa
|
12/12
|
Cơ quan
|
0613731646
|
|
Chuyên môn
|
ĐH
|
Nhà riêng
|
|
Chính trị
|
TC
|
Di động
|
01699639693
|
Ngoại ngữ
|
B
|
Tin học
|
A
|
III.Thông tin về đặc điểm kinh tế, văn hóa xã hội:
1.Về kinh tế :
1.1. Về
nông nghiệp: Cơ cấu cây trồng, vật nuôi chuyển dịch theo hướng sản xuất hàng
hóa tập trung. Đối với cây trồng đã hình thành các vùng sản xuất chuyên canh
như hồ tiêu ở Thọ Lộc 480 ha, vùng sản xuất bắp vụ Đông Xuân ở cánh đồng Thọ
Chánh, Thọ Tân, Thọ Trung 450 ha, vùng sản xuất rau ở ấp Thọ tân 100 ha. Áp
dụng khoa học - kỹ thuật hiện đại, cơ giới hóa vào sản xuất, giảm chi phí đầu
vào, tăng năng suất, sản lượng nông nghiệp như cây tiêu năng suất từ 2 tấn/ha
đến nay 4-5 tấn/ha, có nơi đạt 7-8 tấn ( vua tiêu: 10 tấn/ha), bắp từ 5-6
tấn/ha lên 10-11 tấn/ha.
Chăn nuôi
chuyển dần từ chăn nuôi nhỏ lẻ sang hình thức bán công nghiệp, toàn xã hiện nay
có 14 trang trại với tổng đàn bò 2.172 con, heo 43.946 con, gia cầm 86,7 ngàn
con trong đó gà 76,6 ngàn con.
1.2. Sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp.
Giá trị sản xuất kinh doanh (giá so sánh 2010) trong 6
tháng đầu năm 2015 là 74,44 tỷ đồng, đạt 51,6 % so với KH, tăng 10,9% so với
cùng kỳ.
Trên toàn xã có 198 cơ sở sản xuất công nghiệp trong
đó có 192 hộ sản xuất cá thể với 714 lao động và 6 công ty TNHH sản xuất với
381 lao động, tình hình sản xuất tương đối ổn định.
1.3. Thương mại, dịch vụ:
Tổng mức hàng hóa bán lẻ và dịch vụ bán ra đạt 284,6
tỷ đồng đạt 51,59% KH, tăng 15,69% so với cùng kỳ. Toàn xã có 06 doanh nghiệp,
903 cơ sở thương nghiệp gồm 1432 lao động. Tình hình mua bán của người dân
tương đối ổn định, các mặt hàng phong phú, đa dạng đáp ứng nhu cầu mua bán của
bà con.
1.4. Giao thông vận tải
Về giao thông vận tải: giá trị sản lượng (giá so sánh
2010) đạt 10,160 tỷ đồng, đạt 50,68% KH, tăng
9,08% so với cùng kỳ.
Trên địa bàn xã có trên 70 xe tải lớn nhỏ các loại và
trên 20 xe máy kéo đảm bảo việc vận chuyển hàng hóa, nông sản… trên địa bàn.
2. Văn
hóa – xã hội
2.1 Giáo dục – Đào tạo
Toàn
xã có 4 cấp
học /7 trường, gồm trường Cấp III Xuân Thọ ; trường THCS Nguyễn
Trãi ; 02 trường Mầm Non ; Trường tiểu học
Quang Trung, Trần Quốc Toản, Lê Lai.
Trong đó có 03 trường đạt chuẩn quốc gia mức 1: Mầm Non Xuân Thọ; Trường tiểu học Quang Trung, Trường tiểu học Trần Quốc
Toản.
Chất lượng giáo dục
ở các cấp học có chuyển biến tích cực, số học sinh đạt khá, giỏi và hạnh kiểm
tốt hàng năm đều tăng; tỷ lệ tốt nghiệp THCS 95.9%, Tỷ lệ học sinh tốt nghiệp
tiểu học 100%.
Thực hiện tốt chính sách ưu tiên cho các đối tượng học
sinh là con em dân tộc thiểu số, gia đình chính sách, đồng bào nghèo. Hoàn thành phổ cập
giáo dục trung học cơ sở, tỷ lệ trẻ 6 tuổi vào lớp 1 đạt 100 %
(305/305 cháu), trẻ mẫu giáo vào lớp đạt 90.41% (839/928 trẻ); cháu
vào nhà trẻ đạt 30.19% (80/265 cháu). Tỷ lệ học sinh tốt nghiệp THCS
được tiếp tục học trung học (phổ thông, bổ túc, học nghề) đạt 92.05% (242/263).
Đội ngũ giáo viên có
phẩm chất, đạo đức, yêu nghề, trình độ chuyên môn được chuẩn hoá 100
2.2.
Mạng lưới Y tế nông thôn
Được sự quan tâm của UBND huyện, năm 2014 Trạm y tế xã được đầu tư xây dựng
mới với tổng kinh phí gần 12 tỷ đồng. Trạm
gồm 01 bác sỹ, 03 y sỹ, 02 nữ hộ
sinh, 01 dược sỹ, 03 điều dưỡng, 01 cán bộ dân số và 05 giường bệnh đáp ứng cơ
bản nhu cầu khám, chữa bệnh ban đầu cho nhân dân. Thực hiện tốt các chương
trình chăm sóc sức khoẻ như phòng chống các bệnh bại liệt, uốn ván trẻ sơ sinh,
tổ chức tiêm chủng, chăm sóc sức khoẻ bà mẹ, trẻ em. Công tác khám chữa bệnh hàng năm
cho nhân dân được chú trọng thực hiện, bình quân hàng năm từ 10.000 đến 12.000
lượt người dân khám chữa bệnh; tổng số
trẻ được tiêm chủng đủ 7 loại vaccin đạt 100%; 100% phụ nữ có thai được tiêm
phòng đầy đủ bệnh uốn ván, thực hiện tốt công tác kế hoạch hóa gia đình. Tuyên
truyền và thực hiện tốt công tác phòng chống một số bệnh nguy hiểm như sốt xuất
huyết, tay - chân - miệng, tiêu chảy cấp nguy hiểm, thành lập các CLB không
sinh con thứ 3.... Đến nay có 73,8% (13946/18893)
người dân
tham gia các hình thức bảo hiểm y tế , Tỷ lệ tăng dân
số tự nhiên giảm còn 0,96; Tỷ lệ suy dinh dưỡng đối với trẻ em dưới 05 tuổi 4.95% (73/1473), 05 năm liền trạm y tế được công nhận đạt
chuẩn quốc gia.
2.3. Văn hóa – Thể thao – Du lịch
Các hoạt động văn hóa, văn nghệ
tiếp tục phát triển phục vụ tốt những đợt sinh hoạt chính trị, những ngày lễ
của đất nước phục vụ đời sống tinh thần nhân dân. Công tác tuyên truyền, phổ
biến chủ trương, đường lối của Đảng và chính sách, pháp luật của nhà nước được
chú trọng. Hoạt động thể dục thể thao có nhiều chuyển biến tích cực. Phong trào
“Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” ngày càng đi vào chiều sâu và
được sự đồng tình hưởng ứng của toàn dân. Năm 2014 có 100% ấp được công nhận ấp
văn hóa, UBND xã đạt công sở “Có đời
sống văn hóa tốt”; 98.6% gia đình đạt danh hiệu “Gia đình văn hóa”, số người tham gia tập luyện thể thao thường
xuyên ngày càng đông.
Về cơ sở vật chất : Được sự quan tâm của cấp trên về
xây dựng xã Xuân Thọ đạt chuẩn nông thôn mới, tính đến nay xã đã xây dựng và
đưa vào sử dụng 01Trung tâm văn hóa thể
thao học tập cộng đồng và 07 nhà văn hóa ấp đáp ứng nhu cầu vui chơi, giải trí
và học tập của nhân dân với tổng
kinh phí: 2.939.563.373 đồng trong đó ngân sách tỉnh, huyện: 2.448.000.000 đồng,
ngân sách xã: 491.563.373 đồng. Xây dựng 01 điểm học tập cộng đồng và thông tin
khoa học hoạt động có hiệu quả thường xuyên cập nhật các thông tin về
tình hình chính trị kinh tế văn hóa ở địa phương và các mô hình kinh
tế có hiệu quả để nhân dân học tập kinh nghiệm.
2.4. Bưu chính, Viễn
thông, Thông tin liên lạc
Giá trị sản xuất ngành bưu điện (giá so sánh 2010) đạt
2,298 tỷ đồng, đạt 52,67 % KH, tăng 9,44 % so với cùng kỳ. Toàn xã có 1 tổng
đài VNPT, 8 trạm BTS, 01 bưu điện văn hóa, 03 đại lý bưu điện, 8 địa điểm kinh
doanh internet phủ lấp 7/7 ấp đáp ứng cơ bản nhu cầu của nhân dân.
2.5.
Thương binh xã hội
a. Đào tạo nghề : Thường xuyên
được sự quan tâm hỗ trợ của các cấp , các ngành. Năm 2014 UBND xã phối hợp với
các cơ quan chức năng tổ chức đào tạo, tập huấn cho trên 1350 lượt người về tin
học căn bản, khuyến nông khuyến nuôi, kiến thức về phát triển kinh tế trang
trại .Tỷ lệ lao động qua dào tạo đến cuối năm 2014 đạt: 57.96%
b.
Giải việc làm : Hàng năm UBND xã thường xuyên phối hợp cùng các đơn vị tuyển
dụng lao động cung ứng cho các khu công nghiệp , giảm dần tỷ lệ lao động nông
nghiệp và giảm tỷ lệ thất nghiệp năm 2014 trên địa bàn xã xuống còn 1.75% ; tỷ
lệ sử dụng thời gian lao động đạt 98.12%.
c. Công tác an sinh xã hội : Thực hiện tốt các chính sách đối với người có
công và giải quyết các vấn đề xã hội. Thường xuyên quan tâm chăm sóc gia đình
thương binh, liệt sĩ và các đối tượng có công. Các ngày lễ tết đều tổ chức tốt
lễ dâng hương tưởng niệm tại nhà bia trang nghiêm, chu đáo.
2.6.
Công tác giảm nghèo
Xã
Xuân Thọ đã tập trung nguồn lực toàn xã hội chăm lo cho công tác giảm nghèo, các chương trình chính
sách như bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, vay vốn sản xuất, đào tạo nghề được xã
triển khai kịp thời, đúng tiến độ, được sự đồng thuận của các tầng lớp nhân
dân, ngoài ra sự vào cuộc của các ban ngành, đoàn thể, các cơ quan, doanh
nghiệp trong việc hỗ trợ sản xuất, nâng cao thu nhập của người dân đã mang lại
những kết quả đáng kể. Trên địa bàn xã hiện có 133 hộ nghèo (112 hộ A và
21 hộ B), chiếm 3,3% số hộ toàn xã; 75 hộ cận nghèo, tỷ lệ 1,86% số hộ toàn xã.
3. An ninh - Quốc phòng
Tình hình an ninh trật
tự, an toàn xã hội được giữ vững , không
xảy ra điểm nóng, khiếu kiện đông người. Thực hiện tốt các chỉ tiêu dự bị động viên, giao quân hàng năm đạt và
vượt chỉ tiêu Nghị quyết đề ra.
IV.Thông tin về Quy hoạch và phát triển
Được sự quan tâm của huyện ủy,
UBND huyện năm 2011 UBND xã đã thực
hiện hoàn thành công tác quy hoạch và lập đề án xây dựng nông thôn mới, với 5
cụm dân cư tập trung phân bố đều trên 7 ấp, quy hoạch 3 vùng khuyến khích phát
triển chăn nuôi tập trung với quy mô 362 ha tại 03 ấp Thọ Hòa, Thọ Bình, Thọ
Lộc, quy hoạch cụm phát triển tiểu thủ công nghiệp quy mô 20 ha tại ấp Thọ
Bình,
Quy hoạch vùng sản xuất nông
nghiệp:Vùng sản xuất hồ tiêu tại ấp Thọ Lộc, Thọ Phước 480 ha; Vùng sản xuất
rau tại Thọ Tân :100 ha; Vùng sản suất 2 vụ lúa - 1 vụ Bắp tại cánh đồng Thọ
Chánh- Thọ trung- Thọ Bình quy mô 450 ha
Quy hoạch Hệ thống giao
thông: 72 tuyến đường/57,21 km gồm : Đường ấp: 31tuyến /21,26 km; Đường ngõ, xóm: 35tuyến /21.25 ; Đường nội đồng:3 tuyến /4.4 km.
Quy hoạch Trường học : 4 cấp học /6 trường, gồm trường Cấp III Xuân Thọ ; trường THCS
Nguyễn Trãi ; trường Mầm Non ; Trường tiểu học Quang Trung, Trần Quốc Toản, Lê
Lai.
Quy hoạch trạm y tế và một số
công trình trụ sở các cơ quan đơn vị
đóng chân trên địa bàn gồm UBND xã ; nhà văn hóa xã ; nhà văn hóa khu ấp; cây
xăng chợ ....
V.Thông tin về thủ tục hành chính
1. Đơn giản hóa thủ tục hành
chính
Sau khi thực hiện đơn giản
hóa thủ tục hành chính được quy định tại chỉ thị số 32/2006/CT-TTg
ngày 07/9/2006, Quyết định 30/QĐ-TTg và Quyết định số 07/QĐ-TTg, UBND
xã đã tổ chức rà soát, sữa đội và công khai các thủ tục hành
chính tạo điều kiện để mọi người dân trên địa bàn xã nắm vững
những quy định của Nhà nước, để người dân thực hiện quyền và nghĩa
vụ của mình. Giải quyết các thủ tục về chứng thực hợp đồng, chữ
ký, chứng thực bản sao kịp thời cho công dân, đồng thời hướng dẫn
công dân về nội dung của các thủ tục theo đúng quy định của nhà nước
như mẫu kê khai về lĩnh vực đất đai, hồ sơ về hộ tịch… đã được thay
đổi.
2. Hệ thống thủ tục hành
chính, mẫu đơn, mẫu tờ khai UBND xã đã tự điều chỉnh bải bỏ, kiến
nghị điều chỉnh bải bỏ thủ tục hành chính, biểu mẫu không còn phù
hợp thực tế tại địa phương.
3. Quy trình thực hiện cơ chế một cửa theo đúng quy định. Ban hành
quyết định kiện toàn cán bộ tại bộ phận một cửa gồm 5 đồng chí,
trong đó có 01 đồng chí là thường trực UBND xã. Ban hành quy chế
hoạt động của bộ phận một cửa, có phân công nhiệm vụ từng cán bộ,
công chức làm việc tại bộ phận một cửa và tiếp dân vào sáng thứ
bảy, có lịch phân công lãnh đạo và cán bộ công chức trực tiếp dân.
4. Rà soát danh mục thủ tục hành chính thực
hiện cơ chế một cửa liên thông hiện đang áp dụng để giải quyết nhu
cầu của công dân theo đúng quy định, sát với tình hình thực tề tại
địa phương.
5. Thực hiện công khai rõ ràng, đầy đủ các hồ
sơ thủ tục hành chính, thực hiện việc giải quyết thủ tục hành
chính đúng quy trình và kịp thời. Công khai các quy định, các khoản
phí, lệ phí. Thực hiện báo cáo kết quả thực hiện hàng tháng, quý,
năm … lên cấp trên kịp thời. UBND xã trang bị bảng tên cho công chức
tiếp nhận và trả kết quả, có hòm thư góp ý và thiết lập đường dây
nóng để công dân kịp thời phản ánh với lãnh đạo cấp trên trong
trường hợp cán bộ tiếp dân gây phiền hà, sách nhiễu đối với người
dân khi thực hiện nhiệm vụ.
6. Về công tác tiếp nhận và trả kết quả có
lập sổ theo dõi, quản lý hồ sơ, các thông tin được cập nhật đầy đủ.
7. Hồ sơ tiếp nhận được giải quyết đúng trình
tự, kịp thời cho công dân.
8. Bộ phận một cửa có phòng làm việc riêng,
bố trí trang thiết bị đầy đủ để phục vụ tốt công tác chuyên môn.
9. UBND xã phân công cán bộ, công chức và lãnh
đạo trực tiếp dân để giải quyết dứt điểm, kịp thời thắc mắc, kiến
nghị của công dân. Công tác giải quyết đơn thư khiếu nại kịp thời,
không để vượt cấp, xử lý các trường hợp vi phạm đúng theo luật
định.