Thứ 6 - 26/02/2016
Màu đỏ Màu xanh nước biển Màu vàng Màu xanh lá cây

XÃ BẢO HÒA

 
UBND XÃ BẢO HÒA​
 
I. Thông tin về tổng quan
1. Vị trí địa lý
Bảo Hòa là xã đồng bằng nằm phía Tây huyện Xuân Lộc cách trung tâm huyện 15km;
- Phía Bắc: giáp Thị xã Long Khánh
- Phía Đông: giáp xã Xuân Phú
- Phía Nam giáp: Huyện Cẩm Mỹ
- Phía Tây: giáp xã Xuân Định.

Nằm trong đầu mối giao thương giữa Thị xã Long Khánh và Huyện Xuân Lộc có tuyến Quốc lộ 1A dài 3,5 km và nhiều tuyến đường giao thông liên xã, huyện. Nên việc giao lưu kinh tế rất thuận lợi, hạ tầng cơ sở tương đối cơ bản và đang ngày một hoàn thiện tạo đà phát triển về kinh tế, đất đai rất thích hợp cho cây trồng lâu năm, đặc biệt là cây ăn trái. Có tiềm năng lớn để phát triển kinh tế.

2. Đơn vị hành chinh
 
Xã Bảo Hòa được chia thành 4 ấp nhỏ gồm: Ấp Chiến Thắng, Ấp Hòa Bình, Ấp Hòa Hợp và Ấp Bưng Cần. Có 03 trụ sở ấp: Ấp Chiến Thắng, Ấp Hòa Bình, Ấp Hòa Hợp, dự kiến năm 2011 xây dựng trụ sở Ấp Bưng Cần.
 
Địa hình: Bảo Hòa có 3 dạng địa hình chính là:
- Địa hình đồi dốc: diện tích 658ha, chiếm 36,2% tổng diện tích tự nhiên, cây trồng chủ yếu là cà phê, cao su và cây ăn trái… do đất có độ dốc lớn nên giữ nước kém và dễ xói mòn vào mùa mưa.
- Địa hình đồi thoải: diện tích 772ha, chiếm 42,6% diện tích toàn xã,  khả năng của đất giữ nước kém và dễ xói mòn vào mùa mưa.
 

- Địa hình đồng bằng ven suối: diện tích 384ha, chiếm 21,2% diện tích toàn xã, phân bố gần nguồn nước mặt, mực nước ngầm nông, nên một số khu vực đất thấp thường bị ngập vào các tháng mưa lớn. Hầu hết diện tích hiện đang sử dụng vào canh tác cây ngắn ngày như: rau, màu, lúa và các cây công nghiệp hàng năm.

3. Khí hậu-Nguồn nước và thủy văn-Tài nguyên đất

Xã thuộc vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa cận xích đạo, nên khí hậu của xã khá ôn hòa và mát mẻ. Nhiệt độ trung bình của xã là 26o - 32o, với nhiệt độ cao nhất là 34o và nhiệt độ thấp nhất là 24o . Với 2 mùa rõ rệt hàng năm là mùa mưa và mùa khô. Hầu như không có những thiên tai như: bão, lụt; khá thuận lợi cho phát triển nông nghiệp.
 
- Mùa mưa thường bắt đầu vào tháng 5 và kết thúc vào tháng 11, mưa nhiều và mưa to từ tháng 7 đến tháng 9.
 
-Mùa khô thường bắt đầu từ tháng 12 đến tháng 04 năm sau, do bị mất cân đối về nguồn nước nên cây trồng cần phải có lượng nước để tưới thì mới có hiệu quả kinh tế cao và ổn định.
 
a. Nguồn nước và thủy văn:
 
- Nguồn nước mặt:
 
Nguồn cung cấp nước mặt của xã chủ yếu từ hệ thống suối Gia Liêu, suối Nước Trong (Cẩm Mỹ). Trên nhánh chính hiện đã có công trình thủy lợi như: đập 19/5 và đập suối nước Trong (ấp Bưng Cần) xây dựng năm 1999 với diện tích thiết kế 300-400ha cho đất nông nghiệp, các nhánh còn lại nhìn chung dốc và ngắn nên khả năng giữ nước kém, thường kiệt vào mùa khô. Hạn chế lớn nhất trong việc sử dụng nguồn nước mặt để tưới cho cây trồng là sự chênh lệch giữa mực nước ao, hồ và suối với mặt bằng sản xuất khá lớn, nguồn nước mặt phân bố không đều, nên hiệu suất sử dụng nước không cao, có thể khắc phục hạn chế trên bằng cách bổ sung nguồn nước ngầm và bố trí cơ cấu cây trồng hợp lý.
- Nguồn nước ngầm:
 
Bảo Hòa nằm trong khu vực nước ngầm. Đất đỏ vàng được phong hóa từ đá bazan, nước ngầm thường xuất hiện ở độ sâu từ 25 - 30 m. Các khu vực khác nước ngầm thường xuất hiện ở độ sâu từ 80 - 120 m, chất lượng nước tốt. Hiện nay nước ngầm đang được khai thác cho sinh hoạt và tưới cho cà phê, tiêu, cây ăn trái…
 

Các công trình thủy lợi phục vụ tưới tiêu trên địa bàn xã gồm Đập dâng Bưng Cần (đập tạm) và các giếng đào và giếng khoan.

b. Tài nguyên đất:
 
Toàn xã có 2 nhóm đất chính và chia làm 07 loại đất.

- Nhóm đất đỏ vàng: Diện tích 315ha, chiếm 17,34% diện tích tự nhiên, bao gồm 3 loại đất là: đất đỏ thẩm rữa trôi sét, đất vàng đỏ rữa trôi sét và đất vàng đỏ có tầng kết von nhiều và nông trên đất bazan.

-  Nhóm đất nâu thẩm: Diện tích 1.453 ha, chiếm 80,12% diện tích tự nhiên, bao gồm 4 loại đất là: đất nâu thẫm tầng kết von ít trên bazan, đất nâu thẫm tầng đá sâu trên bazan, đất nâu thẫm tầng kết von nhiều và nông trên bazan, đất nâu gley tầng kết von nhiều và nông trên bazan.
 
Sông suối: 46ha.
4. Kết cấu hạ tầng kỹ thuật:
a. Giao thông: Đã thực hiện nhựa hóa đường xã quản lý 12,49/22,09km, đạt 56,54%. Nhựa hóa, bê tông hóa đường nội ấp 2,4/8,7km, đạt 24,49%. Trong tương lai tiến đến năm 2015  tiếp tục thực hiện nhựa hóa, bê tông hóa 100% đường nội ấp xã.
Việc mở rộng, nâng cấp hệ thống giao thông trên địa bàn của xã đã phục vụ tốt cho việc đi lại và phục vụ vận chuyển nông sản phẩm, giảm chi phí giá thành vận chuyển, đồng thời góp phần phát triển được nhiều mô hình làm ăn có hiệu quả như chăn nuôi gia súc, gia cầm, nuôi trồng nấm mèo, đưa các trại chăn nuôi vào khu tập trung, xa dân cư hạn chế được việc gây ô nhiễm môi trường trong cộng đồng dân cư.
 

b. Hệ thống điện:

Thực hiện chương trình điện khí hóa nông thôn, với nguồn vốn của huyện và nhân dân đóng góp. Đến cuối năm 2009, lưới điện đã được phủ gần khắp kín địa bàn dân cư của xã và đến một số vùng sâu, vùng xa 99,82%.
 
5. Lịch sử văn hóa
 

Xã Bảo Hòa được thành lập tháng 04/1994 (tách ra từ xã Xuân Định). Trong thời kỳ chiến tranh, đa số nhân dân trong xã tham gia dân quân du kích, họ đã tham gia chiến đấu và lập được nhiều chiến công đem lại sự bình yên cho đất nước nói chung và cho nhân dân xã nói riêng. Và ngày nay xã có Nhà bia tưởng niệm các anh hùng liệt sĩ để nhân dân trong xã luôn nhớ và ghi ơn các anh hùng liệt sĩ đã hy sinh đem lại hòa bình, độc lập tự do cho dân tộc, cho đất nước (Nhà bia tưởng niệm anh hùng, liệt sĩ Bảo Hòa-Xuân Phú).

6. Dân số
Hiện nay, tổng số dân của toàn xã là 12.144 người, được chia thành 2.458 hộ gia đình nhỏ.
 
III. Thông tin về đặt điểm KT-VHXH
 

1. Công nghiệp

Toàn xã có 45 cơ sở sản xuất CNTTCN, có 686 lao động. Giá trị sản xuất CN-TTCN đến năm 2010 (theo giá CĐ 94) đạt 40 tỷ đồng, đã góp phần giả quyết việc làm và phát triển nền kinh tế xã nhà.
 

Do tính chất địa hình của xã, và chưa có đủ điều kiện và cơ sở hạ tầng để phát triển kinh tế theo hướng Công nghiệp, nên kinh tế chủ yếu của xã vẫn hoạt động về Nông nghiệp. Trong tương lai xã đang dần dần chuyển dịch cơ cấu phát triển kinh tế theo hướng Công nghiệp.

2. Nông - Lâm - Ngư nghiệp
 

Với diện tích đất nông nghiệp là 1,516 ha, xã chủ yếu trồng các loại cây ngắn ngày như: rau, cây lúa, bắp, khoai mì, cây công nghiệp chủ yếu trồng các loại cây lấy hạt: tiêu, điều, cà phê; cây ăn quả: chôm chôm, sầu riêng, măn cầu, nhãn, xoài và một số cây ăn quả khác sản lượng thu hoạch đều hàng năm.

Ngoài nông nghiệp, kinh tế trong xã còn phụ thuộc vào chăn nuôi gia súc, gia cầm. Toàn xã có khoản 60 hộ chăn nuôi nhỏ lẽ chăn nuôi gia súc, gia cầm
 

+ Toàn xã có 54 trang trại, gồm có 03 trang trại cây lâu năm, 51 trang trại chăn nuôi. Tổng số lao động thường xuyên là 93 lao động. Tổng số vốn sản xuất kinh doanh 15.160 triệu đồng, tổng diện tích là 24,5 ha.

 

+ Tổng số 13 Câu Lạc bộ năng suất cao với 608 thành viên tham gia. 01 Liên hiệp CLB NSC gồm 39 thành viên.

3. Dịch vụ - Thương mại - Dịch vụ
 
Tuy ngành công nghiệp của xã chưa phát triển cao, nhưng về dịch vụ - thương mại thì tương đối phát triển. Cụ thể, hiện nay xã gồm có:
 

+ Có 510 cơ sở và hộ kinh doanh sản xuất phi nông nghiệp: DNTN 06 cơ sở, cá thể hộ gia đình 504 cơ sở

+ Có 03 HTX hoạt động, sản xuất kinh doanh trên các lĩnh vực Thương mại dịch vụ, vận tải với 99 xã viên.
 
4. Giáo dục
 
Trên địa bàn xã có 4 trường học:
- 01 trường THCS Lê Thánh Tông, đạt chuẩn quốc gia
- 0 2 trường Tiểu học: Trường Tiểu học Hoàng văn Thụ và trường Tiểu học Phù Đổng
- 01 trường Mẫu giáo Bảo Hòa
5. Y tế
Hiện tại, xã có 1 trạm y tế đạt tiêu chuẩn quốc gia, Tại trạm có 01 Bác sỹ và 04 Y sỹ phục vụ khám chữa bệnh. Công tác khám - chữa bệnh, chăm sóc sức khỏe ban đầu cho nhân dân được quan tâm, đảm bảo đủ thuốc để điều trị bệnh cho bệnh nhân đến khám và điều trị bệnh tại trạm.
6. Văn hóa
Xã có một nhà văn hóa, một trung tâm Văn hóa,thể thao-Học tập cộng đồng với vị trí ở trung tâm ấp Chiến Thắng, cách trung tâm xã 2km về phía Tây. Hiện tại, điểm bưu điện văn hóa xã phát triển ổn định tạo điều kiện thuận lợi việc thông tin liên lạc của nhân dân.
1. Nguồn lao động
Hiện nay, tổng số hộ trong xã là 2.458 hộ với số nhân khẩu 12.144 người. Trong đó, số người trong độ tuổi lao động chiếm đa số 65%, với tỷ lệ lao động công nghiệp là 15%; tỷ lệ lao động nông nghiệp là 30%; tỷ lệ lao động thương mại là 10%; tỷ lệ lao động dịch vụ là 10%.
2. Đất đai
Xã có diện tích đất khá dồi dào và phong phú, cụ thể:
 

Quy hoạch dất: Quy hoạch xây dựng mạng lưới điểm dân cư nông thôn xã theo quyết định 1736/QĐ-UBND ngày 23/6/2009 của UBND huyện.

Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội:
+Thuận lợi và thành tựu:
- Xã có vị trí địa lý khá thuận lợi để phát triển một nền kinh tế toàn diện theo hướng công nghiệp - dịch vụ - nông nghiệp.
- Tiềm năng tự nhiên của xã khá đa dạng với nhiệt độ ôn hòa, hầu hết diện tích đất có tầng dày > 70 cm là điều kiện thuận lợi cho phát triển các loại cây công nghiệp dài ngày có giá trị kinh tế cao, cũng như bố trí các công trình cơ sở hạ tầng như giao thông, công nghiệp, xây dựng và phân bố dân cư.
- Hệ thống cơ sở hạ tầng như giao thông, điện tuy còn thiếu nhưng về cơ bản đã được hình thành và đáp ứng tốt một phần nhu cầu sản xuất và đời sống ngày càng tăng của xã.
+Hạn chế:
- Cường độ mưa lớn và tập trung, thường gây xói mòn, tiềm ẩn nguy cơ bất ổn định trong phát triển sản xuất nông nghiệp, đòi hỏi phải có những biện pháp tổng thể để chống xói mòn và cải thiện độ phì nhiêu của đất đai.
- Sự chênh lệch độ cao giữa nơi có nguồn nước với mặt bằng sản xuất khá lớn và cạn kiệt vào mùa khô, nước tưới cho cây chủ yếu lấy từ nước ngầm, đã gây không ít khó khăn trong quá trình sử dụng đất.
- Lực lượng lao động dồi dào nhưng chủ yếu là lao động phổ thông, am hiểu về khoa học kỹ thuật và thị trường chưa cao.
- Ngành nông nghiệp phát triển chủ yếu là trồng trọt - nhưng nước tưới cho cây trồng vẫn hạn chế, chăn nuôi trong những năm qua có phát triển nhưng chưa được quy hoạch cụ thể.
Dựa trên tính chất đặc thù của địa phương, Cấp Ủy Chính quyền và Ban ngành đã đề ra các giải pháp để đẩy mạnh và phát triển hơn nữa tình hình hiện tại của xã, nhằm mang lại cuộc sống ổn định và ngày càng phát triển hơn nữa cho nhân dân.
Đồng thời, từng bước đổi mới theo sự phát triển của xã hội và áp dụng khoa học kỹ thuật hiện đại vào công tác để nâng cao năng suất và trình độ tay nghề, quy hoach lại đất đai một cách hợp lý tránh tình trạng để đất hoang phí không sinh lợi. Hàng năm, đổi mới chính sách phù hợp để có thể phát triển bền vững, đạt và vượt kế hoạch đề ra.
Định hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng phát triển CN- TTCN, thương mại- dịch vụ:
 

*Về công nghiệp - TTCN:

Tiếp tục củng cố và phát triển sản xuất công nghiệp - TTCN hiện có, khuyến khích những hộ sản xuất đầu tư mở rộng quy mô, đổi mới thiết bị công nghệ mới, hợp lý nhằm tạo ra sản phẩm hàng hoá có chất lượng và phát triển các cơ sở công nghiệp theo hướng hiện đại, tạo động lực và sự gắn kết cho phát triển công nghiệp của xã với các địa bàn khác và tiêu thụ ổn định các nông sản nguyên liệu chủ lực.
 

Phát triển các HTX, các doanh nghiệp và hộ kinh doanh sản xuất các mặt hàng có giá trị xuất khẩu, chú trọng các mặt hàng có thế mạnh của địa phương.

 

*Về thương mại - dịch vụ:

Xây dựng điểm truy cập Internet để nông dân tiếp cận các nguồn thông tin về KHKT, tìm cơ hội kinh doanh, quản bá nông sản, sản phẩm do nông dân làm ra.
 

Khuyến khích và tạo điều kiện cho doanh nghiệp, hộ kinh doanh sản xuất các mặt hàng có giá trị xuất khẩu, chú trọng các mặt hàng có thế mạnh của địa phương như: nông sản hàng hoá, sản phẩm tiểu thủ công nghiệp truyền thống nhằm tạo nguồn hàng phục vụ tiêu dùng trong, ngoài tỉnh và xuất khẩu đủ sức cạnh tranh trên thị trường, khu vực.

 

<>  <> <>  <>  <><>  <><>  <><>  <><> 
 
<><>
 
<><>  <><>  <><>
 
<><>
 
<><>  <><>  <><>
 
<><>  <><>
 
<><> 
 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 
 
 

 

 

 

 

 

 

      

             

       


 

 

 

 
 
 


 
 
 

 

 
 

 

 

Các xã khác

Liên kết webiste

Thăm dò ý kiến

Đánh giá về trang thông tin điện tử UBND huyện Xuân Lộc

 

Số lượt truy cập

Trong ngày:
Tất cả:
Chung nhan Tin Nhiem Mang

ỦY BAN NHÂN DÂN HUYỆN XUÂN LỘC

Chịu trách nhiệm nội dung: Bà Huỳnh Thị Lành-Phó Chủ tịch
Địa chỉ: số 267 - Đường Hùng Vương - Khu 1 - Thị trấn Gia Ray - Huyện Xuân Lộc - Tỉ​nh Đồng Nai 

ĐT: 02513.871113 - Fax: 02513.871286 
Website:http://xuanloc.dongnai.gov.vn         
Email: ubnd-xl@dongnai.gov.vn​